Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 3 - Bài: Nhân hóa - Lành Thị Định - Năm học 2010-2011

- Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hóa ?

- Tác giả làm thế nào để nhân hóa các sự vật đó ?

- Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ?

ppt 14 trang Bình Lập 04/04/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 3 - Bài: Nhân hóa - Lành Thị Định - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 3 - Bài: Nhân hóa - Lành Thị Định - Năm học 2010-2011

Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 3 - Bài: Nhân hóa - Lành Thị Định - Năm học 2010-2011
PHßNG GI¸O DôC - §µo t¹o huyÖn léc b×nh 
Tr­êng tiÓu häc khuÊt x¸ i 
KÝnh chµo quý thÇy c« 
vÒ dù giê 
m«n LuyÖn Tõ vµ c©u líp 3 
Gi¸o viªn: Lµnh ThÞ §Þnh 
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
 KIỂM TRA BÀI CŨ 
 * HS 1: Điền dấu câu thích hợp vào các ô trống trong đoạn sau : 
Bồ Chao kể tiếp 
- Đầu đuôi là thế này Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn . Chợt Tu Hú gọi tôi “ Kìa , hai cái trụ chống trời !” 
: 
: 
: 
* HS 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Bằng gì ?” 
- Bạn Na đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân . 
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
BÀI TẬP 1 
Đọc và trả lời câu hỏi : 
a) Đồng làng vương chút heo may 
 Mầm cây tỉnh giấc , vườn đầy tiếng chim 
Hạt mưa mải miết trốn tìm 
 Cây đào trước cửa lim dim mắt cười . 
Đỗ Quang Huỳnh 
- Những sự vật nào được nhân hóa ? 
- Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ? 
 - Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ? 
 THẢO LUẬN NHÓM 
Nh©n hãa 
- Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hóa ? 
+ Có ba sự vật được nhân hóa . Đó là mầm cây , hạt mưa , cây dừa . 
- Tác giả làm thế nào để nhân hóa các sự vật đó ? 
 + Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây , dùng các từ mải miết , trốn tìm để tả hạt mưa ; dùng các từ lim dim, mắt , cười để tả cây đào . 
- Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ? 
 + Từ mắt là từ chỉ bộ phận của người ; Các từ tỉnh giấc , trốn tìm , cười là từ chỉ hoạt động của con người ; Từ lim dim là chỉ đặc điểm của con người . 
 - Như vậy , để nhân hóa các sự vật trong khổ thơ , tác giả đã dùng những cách nào ? 
+ Tác giả dùng hai cách đó là nhân hóa bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hóa bằng các từ chỉ hoạt động , đặc điểm của người . 
Sự vật được nhân hóa 
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người , bộ phận của người 
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động , đặc điểm của người 
Mầm cây 
Hạt mưa 
Cây đào 
 tỉnh giấc 
 mải miết , trốn tìm 
mắt 
lim dim, cười 
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 
 b) Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến . Ngàn vạn lá gạo múa lên , reo lên . Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt , từng loạt một , những bông gạo bay tung vào trong gió , trắng xóa như tuyết mịn , tới tấp tỏa đi khắp hướng . Cây gạo rất thảo , rất hiền , cứ đứng đó mà hát lên trong gió , góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình . 
- Trong đoạn văn ở phần b) có những sự vật nào nhân hóa ? 
 + Có ba sự vật được nhân hóa . Đó là cơn dông , lá ( cây ) gạo , cây gạo . 
 - Tác giả đã làm thế nào để nhân hóa các sự vật đó ? 
 + Tác giả dùng từ kéo đến để tả cơn dông , dùng các từ múa , reo , chào để tả lá gạo ; dùng các từ thảo , hiền , đứng hát để tả cây gạo . 
 - Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ? 
 + Từ anh em là từ chỉ người ; Các từ kéo đến , múa , reo , chào , đứng hát là từ chỉ hoạt động của con người ; Từ thảo , hiền là từ chỉ đặc điểm của con người . 
 - Để nhân hóa các sự vật trong đoạn văn , tác giả đã dùng những cách nào ? 
 + Tác giả dùng hai cách nhân hóa : nhân hóa bằng từ chỉ bộ phận của con người và dùng từ nhân hóa bằng các từ chỉ hoạt động , đặc điểm của người . 
- Em thích nhất hình ảnh nhân hóa nào trong bài ? Vì sao ? 
+ Ví dụ : Em thích nhất hình ảnh Cây gạo rất thảo , rất hiền , cứ đứng đó mà hát lên trong gió , Vì tác giả tả cây gạo cũng có đặc điểm và hoạt động như con người ,/ 
Sự vật được nhân hóa 
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người , bộ phận của người 
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động , đặc điểm của người 
Cơn dông 
Lá ( cây ) gạo 
Cây gạo 
kéo đến 
múa , reo , chào 
thảo , hiền , đứng , hát 
anh em 
BÀI TẬP 2 
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu ) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây . 
- Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì ? 
 + Để tả bầu trời buổi sớm , hoặc tả một vườn cây . 
 - Trong đoạn văn , ta phải chú ý điều gì ? 
+ Phải sử dụng phép nhân hóa . 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập : Tả bầu trời vào buổi sáng sớm hoặc tả một vườn cây . 
- GV: Đọc mẫu bài văn 
Đoạn văn tả bầu trời buổi sớm : 
Mỗi sớm mai thức dậy , em cùng chị chạy lên đê để hít thở không khí trong lành của buổi sáng . Trên đê cao , em có thể nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh . Ông mặt trời từ từ ló cái đầu đỏ rực ra khỏi chăn mây . Những anh nắng đầu tiên tinh nghịch chui qua từng khe lá . Chị em nhà gió đuổi nhau vòng qua lũy tre rồi lại sà xuống v ­ ờn khắp mặt sông . 
Đoạn văn tả vườn cây : 
 Trước cửa nhà em có một khoảnh đất nhỏ đất nhỏ dành để trồng hoa . Mỗi độ xuân về , những nàng hồng tíu tít rủ nhau mặc những bộ quần áo đỏ nhung , phớt hồng lộng lẫy . Chị loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình một bộ váy trắng muốt , dài thướt tha . Cô lay ơn ngày thường ẩn mình trong lớp lá xanh nay cũng khoe sắc bằng vạt áo vàng tươi . 
 - HS làm bài xong , đọc bài làm của mình trước lớp . 
 * Nhận xét và bổ sung, chỉnh sửa lỗi cho HS. 
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
 Nhân hóa 
CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
 Qua bài tập 2: Em tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây , ta thấy được cảnh vật thiên nhiên rất gần gũi với chúng ta . Chúng ta càng gắn bó với thiên nhiên , chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường . 
- Nhận xét tiết học ; Dặn HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp . Cả lớp CB bài sau . 
 TiÕt häc ®Õn ®©y kÕt thóc 
 Chóc c¸c em häc sinh häc giái, 
 ®¹t kÕt qu¶ cao trong häc tËp 
Ch©n thµnh c¶m ¬n quý thÇy c« ®· dù tiÕt d¹y 
Chóc thÇy c« søc kháe, gia ®×nh hµnh phóc 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_3_bai_nhan_hoa_lanh_thi_dinh_n.ppt