Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

I.Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 (2 đ)

               Khoanh tròn vào đáp án (a, b, c) mà em cho là đúng.

1: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia:

          a. Tế bào non                  b. Tế bào trưởng thành             c. Tế bào già

 2: Những loại cây nào sau là cây rễ cọc:       

          a. Cây lúa, cây hành                 b. Cây cỏ mần trầu, bèo tây                

c. Cây nhãn, cây ổi                   d, Cây bàng, cây hồng xiêm

3: Những nhóm cây nào sau đây thuộc loại thân bò:         

  1. Cây rau muống biển, cây dưa lê
  2. Cây rau má, cây khoai lang
  3. Cây chanh leo, cây bí ngô, cây vải
  4. Cây cỏ dây, cây rau bợ, cây chua me đất

4: Vỏ của miền hút có cấu tạo gồm:

a. Biểu bì và thịt vỏ         b. Biểu bì và các bó mạch                   c. Thịt vỏ và ruột

docx 10 trang Anh Hoàng 01/06/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
Trường THCS Ninh Thành
---------***---------
Bộ đề kiểm tra học kỳ I
năm học 2014- 2015
Môn : SINH HỌC 6
 Kiểm tra 15 phút 
Câu 1: Có mấy loại thân? Cho ví dụ về từng loại?
Câu 2: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Trong những loại cây sau : lanh, đay, bạch đàn, keo, dưa hấu, bí ngô, dưa chuột, rau ngót, rau muống. Loại cây nào cần bấm ngọn, loại cây nào cần tỉa cành. Tại sao?
Đáp án- Biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
6
Theo vị trí thân trên mặt đất mà chia làm 3 loại:
- Thân đứng gồm: 
 + Thân gỗ: bạch đàn, xà cừ, ổi, nhãn
+ Thân cột: cau, dừa,
+ Thân cỏ: lúa, rau cải, cỏ mần trầu..
- Thân leo: mướp, mồng tơi, gấc.. 
- Thân bò: rau má, rau bợ, khoai lang, bí đỏ. 
1đ
1đ
1đ
1,5đ
1,5đ
2
4
- Bấm ngọn, tỉa cành nhằm tăng năng suất cây trồng 
- Cây lấy thân, lá, quả thì áp dụng biện pháp bấm ngọn: rau muống, rau ngót, bí ngô, dưa leo, dưa chuột. 
- Cây lấy sợi, gỗ thì áp dụng biện pháp tỉa cành: bạch đàn, đay, keo, lanh 
1đ
1,5đ
1,5đ
Tổng điểm
10 điểm
Câu 1(8đ):Có những loại lá biến dạng phổ biến nào, cho VD minh hoạ? Đặc điểm của mỗi loại lá biến dạng đó.
Câu 2(2đ): Cây xương rồng sống nơi khô hạn có những đặc điểm cơ quan sinh dưỡng nào thích nghi với môi trường?
Đáp án- Biểu điểm chấm 15 phút
Câu
Nội dung
Điểm
1
8
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên lá biến dạng
1
Xương rồng
- Dạng gai nhọn
- Làm giảm sự thoát hơi nước
- Lá biến thành gai
2
Đậu hà lan
- Lá nhọn có dạng tua cuốn
- Giúp cây leo cao
- Tua cuốn
3
Lá cây mây
- Lá ngọn có dạng tay múc
- Giúp cây leo cao
- Tay móc
4
Củ giềng
- Lá phủ trên thân rễ, vảy mỏng, nâu nhạt
- Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ
- Lá vảy
5
Củ hành
- Bẹ lá phình to thành vảy, màu trắng
- chứa chất dự trữ
- Lá dự trữ
6
Cây bèo đất
- Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và tiêu hóa mồi.
- Bắt và tiêu hóa mồi
- Lá bắt mồi
1,5đ
1,5đ
1,25đ
1,25đ
1,25đ
1,25đ
2
2
 Cây xương rồng có những đặc điểm thích nghi với đời sống khô hạn: 
-Rễ ăn sâu để hút được nước ngầm sâu trong đất
-Thân mọng nước để dự trữ nước,
-Lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Tổng điểm
10 điểm
Đề kiểm tra 45 phút Sinh 6.
I.Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 (2 đ)
 Khoanh tròn vào đáp án (a, b, c) mà em cho là đúng.
1: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia:
	a. Tế bào non	b. Tế bào trưởng thành	c. Tế bào già
 2: Những loại cây nào sau là cây rễ cọc:	
	a. Cây lúa, cây hành	b. Cây cỏ mần trầu, bèo tây	
c. Cây nhãn, cây ổi	d, Cây bàng, cây hồng xiêm
3: Những nhóm cây nào sau đây thuộc loại thân bò:	
Cây rau muống biển, cây dưa lê
Cây rau má, cây khoai lang
Cây chanh leo, cây bí ngô, cây vải
Cây cỏ dây, cây rau bợ, cây chua me đất
4: Vỏ của miền hút có cấu tạo gồm:
a. Biểu bì và thịt vỏ	b. Biểu bì và các bó mạch	c. Thịt vỏ và ruột
Câu 2 (1điểm)
Chú thích thay cho các số trong hình sau:
II) Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1(2đ)
 Nêu cách sử dụng kính hiển vi?
Câu 2. (2,5 điểm): 
 Mô tả thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ qua mạch rây của thân cây? 
 Giải thích kết quả thí nghiệm? 
Câu 3( 1,5 điểm): 
 Cô giáo của Bình và An giao nhiệm vụ cho 2 bạn sưu tầm các loại rễ cây đã học. Dựa vào kiến thức của mình em hãy giúp 2 bạn bằng cách liệt kê tên một số loại cây tương ứng với những loại rễ đã học để các bạn dễ tìm (mỗi loại rễ 2 cây).
Câu 4(1đ): Tại sao khi thu hoạch củ cải lúc cây đã ra hoa thì củ lại có hiện tượng bị rỗng hoặc xốp ở phần lõi?
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
Trắc nghiệm
3
1
1a
2c,d
3a,b,d
4a
Mỗi ý 0,5 đ
2
1 - Biểu bì 2 - Tầng sinh vỏ 3 - Thịt vỏ
4 - Mạch rây 5 - Tầng sinh trụ 6- Mạch gỗ
(Đúng hết được 1đ)
Mỗi ý đúng 0,15 đ. 
II
Tự luận
7
1
2,0
-Cách sử dụng kính hiển vi:
+Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
+Đặt tiêu bản sao cho mẫu vật nằm ở đúng trung tâm
+Dùng kẹp cố định tiêu bản trên bàn kính
+Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để điều chỉnh vật kín xuống gần sát lá kính của tiêu bản
+Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát
+Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ mẫu vật nhất
0,5
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
2
2,5
* Cách tiến hành: +Chọn 1 cành cây bánh tẻ (nhãn, hồng xiêm... vươn ra ánh sáng), bóc bỏ 1 khoanh vỏ. Sau 1 tháng quan sát kết quả
*Kết quả:+Sau 1 tháng thấy mép vỏ ở phía trên vết cắt phình to ra.
0,5
0,5
* Giải thích kết quả thí nghiệm: Vỏ phía trên phình to ra vì khi ta bóc bỏ khoanh vỏ thì mạch rây bị bóc theo; chất hữu cơ chuyển đến chỗ mạch rây bị cắt nên không chuyển xuống phía dưới; bị ứ đọng lại. Phần vỏ đó nhận được nhiều chất dinh dưỡng đã phát triển mạnh và phình to lên
*Kết luận:Chất hữu cơ vận chuyển trong thân nhờ mạch rây
1,0
0,5
3
1,5
* Có các loại rễ sau:
+Rễ cọc: cây bàng, cây vải, ....
+Rễ chùm: cây hành, cây lúa,...
+Rễ biến dạng bao gồm:
- Rễ củ: củ cải, cà rốt ....
- Rễ móc: cây trầu không, vạn niên thanh
- Rễ thở: cây bụt mọc, bần... 
- Rễ giác mút: Tơ hồng, tầm gửi
0,25
0,25đ
0,25
0,25
0,25
0,25
4
1
Vì củ cải rễ biến dạng nhằm mục đích dự trữ chất dinh dưỡng ,khi cây ra hoa chất dinh dưỡng dự trữ trong củ đã được chuyển lên nuôi hoa làm cho chất dinh dưỡng hao hụt dần từ giữa củ, do vậy giữa củ sẽ bị rỗng hoặc xốp
1
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Câu 1 (1,0 điểm): 
	Điền từ thích hợp: " Sinh dưỡng, rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ" vào chỗ trống trong các câu sau đây: Để có khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
	Từ các phần khác nhau của cơ quan (1)... ở một số cây như: (2)... có thể phát triển thành cây mới, trong điểu kiện có (3)... Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan (4)... được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Câu 2 (3,0 điểm): 
	- Em hãy cho biết chiết cành là gì? 
	- Kể tên một số cây được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành? 
	- Theo em khi chiết cành thì rễ của cành chiết mọc ra từ mép vỏ phía trên hay phía dưới? giải thích?
Câu 3 (3,0 điểm): 
	Tìm từ thích hợp điền vào ô trống, hoàn thành bảng sau:
STT
Tên cây
Loại lá (đơn, kép)
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Hoa hồng
2
Dâu
3
Dừa cạn
4
Dây huỳnh
	- Em có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới. Điều đó có ý nghĩa gì đối với cây?
Câu 4 (3,0 điểm): 
	Trình bày thí nghiệm chứng minh cây đã lấy khí ôxi của không khí trong quá trình hô hấp.
¾¾¾¾¾¾¾¾Hết¾¾¾¾¾¾¾¾
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1 - Sinh dưỡng
0,25
2 - Rễ củ, thân bò, lá, thân rễ
0,25
3 - Độ ẩm,
0,25
4 - Sinh dưỡng.
0,25
Câu 2
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.	
1
- Một số cây được trồng bằng cách chiết cành là: Vải, nhãn, xoài, la... Những loại cây này ra rễ phụ chậm nên thường không được trồng bằng cách giâm cành.	
1
- Khi chiết cành thì rễ của cành chiết sẽ mọc ra từ mép vỏ phía trên vì chất hữu cơ được tạo thành từ lá vận chuyển đến đây bị ứ đọng lại do mạch dây đã bị cắt, làm cho mép vỏ phía trên phình to ra, gặp độ ẩm của bầu đất kích thích ra rễ.	
1
Câu 3
Stt
Tên cây
Loại lá (đơn, kép)
Kiểu xếp lá trên cây
2
Có mấy lá mọc từ một mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Hoa hồng
Kép
1
Mọc cách
2
Dâu
Đơn
1
Mọc cách
3
Dừa cạn
Đơn
2
Mọc đối
4
Dây huỳnh
Đơn
4
Mọc vòng
- Các lá ở mấu thân trên xếp so le với các lá ở mấu thân dưới giúp cây nhận được nhiều ánh sáng.
1
Câu 4
- Cách tiến hành: Trồng cây trong cốc ® đặt vào cốc thủy tinh to hơn ® đậy tấm kính ướt lên trên ® trùm túi giây đên lên cốc thủy tinh để vào trong tối khoảng 4 giờ. Sau đó bỏ túi giây đen ra hé mở tấm kính đưa nhanh que đó còn tàn đỏ vào.
1
- Kết quả: que đó bị tắt.
1
- Kết luận: Trong quá trình hô hấp cây đã lấy vào khí ôxi và nhả ra khí cacbônic.
1

File đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2014_2015.docx