Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

Đề kiểm tra 45 phút

I. Trắc nghiệm:( 3 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

 Câu 1: Trùng biến hình  di chuyển bằng bộ phận nào?

  1. Lông bơi.                                         B. Bộ phân di chuyển tiêu giảm.

C. Chân giả.                                          D. Roi bơi.

Câu 2: Đăc điểm chung của động vật nguyên sinh là?

    A. Kích thước hiển vi                                   B. Cấu tạo từ một tế bào

    C. Sinh sản vô tính là chủ yếu                      D. Cả A,B,C

Câu 3:  Hiện tượng tái sinh ở thủy tức có được coi là 1 hình thức sinh sản không? .

  1. Có vì cơ thể  được tái sinh lại toàn vẹn.       
  2. Không, vì không tạo ra cơ thể mới

C.Có, vì từ 1 phần cơ thể sẽ tạo ra cơ thể mới

     D.Không, vì nó chỉ xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi

Câu 4: Cách sinh sản mọc chồi của san hô có gì khác với thuỷ tức?

    A. Chồi tách khỏi cơ thể mẹ

    B. Chồi dính với cơ thể mẹ

    C. Thuỷ tức không có hình thức sinh sản mọc chồi

    D. San hô không có hình thức sinh sản mọc chồi

Câu 5: Để hạn chế sự phát triển của sán lá gan biện pháp khả thi nhất  là:.

  1. Xử lí phân trâu bò tránh phát tán trứng sán .
  2. Không cho trâu bò ăn cây thủy sinh.
  3. Diệt ốc trung gian truyền bệnh. 
  4. Phương án khác.
docx 8 trang Anh Hoàng 01/06/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
Trường THCS Ninh Thành
---------***---------
Bộ đề kiểm tra học kỳ I
năm học 2014- 2015
Môn : SINH HỌC 7
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề số 1
Câu 1:Trình bày chức năng của tế bào gai và cơ chế bắt mồi của thủy tức?
 Câu 2:So sánh trùng kiết lị và trùng biến hình? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Làm thế nào để hạn chế bệnh sốt rét? 
Đáp án- Biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
6
 - Chức năng của tế bào gai trong cơ thể thủy tức là tự vệ và bắt mồi. 
-Cơ chế bắt mồi của thủy tức: 
+Khi đói, thủy tức vươn dài tua miệng quờ quạng khắp xung quanh.
+Tình cờ chạm phải con mồi lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.
+Tiếp đó tua miệng cuốn lấy mồi và đưa vào lỗ miệng.
1đ
0,5đ
 1đ
0,5đ
2
a
4
 So sánh giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét 
 Đặc điểm Tên trùng
Trùng kiết lị
Trùng biến hình
Giống
-Cơ thể chỉ gồm 1 TB
-Di chuyển nhờ chân giả
-Có hình thành bào xác khi gặp điều kiện bất lợi
-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
Khác
Kích thước
Nhỏ hơn
Lớn hơn 
Lối sống
Kí sinh
Tự do
Chân giả
Ngắn hơn
Dài hơn
Thức ăn
Hồng cầu
Vi khuẩn, vụn hữu cơ.
(3đ mỗi ý đúng 0,25 đ) đ
b
:- Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì: 
+Miền núi có những điều kiện tốt cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Anôphen ( cây cối rậm rạp, nhiều vũng nước đọng, khí hậu ẩm ướt).
 +Nhận thức của người dân miền núi còn thấp trong việc phòng chống bệnh này ( ngủ không mắc màn, dụng cụ đựng nước không có nắp đậy ).
Muốn phòng chống bệnh sốt rét ta cần thực hiện các biện pháp sau: 
+Phát quang bụi rậm làm mất nơi trú ẩn của muỗi
+ Những dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy
+Phun thuốc diệt muỗi định kì trong nhà và khu vực có nhiều muỗi, xử lí màn bằng hóa chất.
+Ngủ phải mắc màn.
1 đ
1đ
0,5
0,5
0,5
 0,5
Tổng điểm
10 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
Trường THCS Ninh Thành
---------***---------
Bộ đề kiểm tra học kỳ I
năm học 2014- 2015
Môn : SINH HỌC 7
Thời gian .....phút
Đề số 2
Câu 1(5,5 đ):Cho một số đại diện sau: châu chấu , cào cào, bọ ngựa, chân kiếm, mọt ẩm, tôm hùm, ve bò,chấy, cái ghẻ, chuồn chuồn, ong vàng, bọ cạp, nhện chân dài, cua nhện, cà niễng, bọ chó, ruốc, con sun, nhện đen, tôm ở nhờ, mối
Hãy xếp chúng vào các lớp động vật trong ngành chân khớp đã học. 
Câu 2(4,5 đ): Trình bày vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho VD minh hoạ?
Đáp án biểu điểm chấm 15 phút
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
5,5 đ
Lớp giáp xác:Chân kiếm, mọt ẩm, tôm hùm, cua nhện,ruốc, con sun, tôm ở nhờ
Lớp hình nhện:bọ cạp, nhện chân dài, cái ghẻ, ve bò, nhện đen
Lớp sâu bọ: châu chấu, cào cào, bọ ngựa, chấy, chuồn chuồn, ong vàng, cà niễng, bọ chó, mối
mỗi con đúng 0,25 đ) đ
Câu 2
4,5
Vai trò của lớp sâu bọ- Ích lợi:
	+ Làm thuốc chữa bệnh(VD: mật ong...)
	+ Làm thực phẩm(VD: châu chấu, nhộng tằm...)
	+ Thụ phấn cho cây trồng(VD: ong, bướm..)
	+ Làm thức ăn cho động vật khác. (VD:châu chấu...)
	+ Diệt các sâu bọ có hại(VD: bọ ngựa...)
	+ Làm sạch môi trường(VD: bọ hung...)
- Tác hại:
	+ Là động vật trung gian truyền bệnh(VD:ruồi, muỗi...)
	+ Gây hại cho cây trồng(VD: sâu đục thân...)
	+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp. (VD:châu chấu, rầy nâu..)
 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
0,5
Tổng điểm
10 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
Trường THCS Ninh Thành
---------***---------
Bộ đề kiểm tra học kỳ I
năm học 2013- 2014
Môn : SINH HỌC 7
Thời gian 45 phút
Đề kiểm tra 45 phút
I. Trắc nghiệm:( 3 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1: Trùng biến hình di chuyển bằng bộ phận nào?
Lông bơi. B. Bộ phân di chuyển tiêu giảm.
C. Chân giả. D. Roi bơi.
Câu 2: Đăc điểm chung của động vật nguyên sinh là?
	 A. Kích thước hiển vi B. Cấu tạo từ một tế bào
 C. Sinh sản vô tính là chủ yếu D. Cả A,B,C
Câu 3: Hiện tượng tái sinh ở thủy tức có được coi là 1 hình thức sinh sản không? .
Có vì cơ thể được tái sinh lại toàn vẹn. 
Không, vì không tạo ra cơ thể mới
C.Có, vì từ 1 phần cơ thể sẽ tạo ra cơ thể mới
 D.Không, vì nó chỉ xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi
Câu 4: Cách sinh sản mọc chồi của san hô có gì khác với thuỷ tức?
 A. Chồi tách khỏi cơ thể mẹ
 B. Chồi dính với cơ thể mẹ
 C. Thuỷ tức không có hình thức sinh sản mọc chồi
 D. San hô không có hình thức sinh sản mọc chồi
Câu 5: Để hạn chế sự phát triển của sán lá gan biện pháp khả thi nhất là:.
Xử lí phân trâu bò tránh phát tán trứng sán .
Không cho trâu bò ăn cây thủy sinh.
Diệt ốc trung gian truyền bệnh. 
Phương án khác.
Câu 6: Trong các giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật? 
Giun kim B.Giun móc câu. C.Giun rễ lúa. D.Giun đũa
Tự luận.( 7 điểm )
Câu 1.( 2,5 điểm) So sánh đặc điểm cấu tạo của sứa và thủy tức ?
Câu 2( 1 điểm) Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏa con người?
Câu 3 (2 điểm) . Trình bày các bước mổ giun đất?
Câu 4 ( 1,5 điểm) Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Đáp án biểu điểm chi tiết
Câu
Hướng dẫn chấm trắc nghiệm
Đểm
1 : C 2 : D 3 : B 4 : B 5 : A 6 : C
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
 Câu
Hướng dẫn chấm tự luận
1. 
2,5đ
	a	
- + Giống nhau: cơ thể đều gồm 2 lớp tế bào, đối xứng tỏa tròn, tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. 
1,0đ
b.
+ Khác nhau:
 Đặc điểm / Đại diện
Sứa
Thủy tức
Hình dạng
Hình dù
Hình trụ
Vị trí miệng
Ở dưới
Ở trên
Tầng keo
Dày
Mỏng
Mỗi ý đúng được 0,5 đ
2
(1 đ).
Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra băng huyết và sinh sản rất nhanh để lan khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, phân có lẫn máu làm người bệnh suy kiệt nhanh. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng
1.0đ
3
(2 đ)
- Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
- Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
- Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
(1,5đ)
- Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã. 
-Rửa kĩ tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, trừ diệt triệt để ruồi nhặng. 
-Kết hợp vệ sinh xã hội ở cộng đồng. 
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
Đề kiểm tra chất lượng học kì I
Môn: Sinh 7
Thời gian: 45 phút
 Câu 1(2điểm): Trong tự nhiên và đời sống con người, em thấy những động vật thuộc ngành giun đốt có vai trò gì ?
 Câu 2(1,5 điểm):Nêu sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi ?
 Câu 3(1,5 điểm): Hãy giải thích vì sao có hiện tượng giun chui cuống mật? Hậu quả của điều đó là như thế nào?
 Câu 4(2điểm): Để mổ giun quan sát cấu tạo trong, theo em cần thực hiện các bược như thế nào?
 Câu 5(3 điểm): Cá chép có những loại vây nào? Chức năng của từng loại vây?
HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu
Hướng dẫn chấm 
1
(2đ)	
 Vai trò: 
 - Lợi ích:+ Làm thức ăn cho người và động vật(rươi, giun đỏ, giun quế...)
 +Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ như giun đất, rươi,. 
- Tác hại: Một số loài như đỉa, vắt..hút máu người và động vật, gây bệnh. 
1,0đ
1,0đ
2
(1,5 đ).
Thuỷ tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi giống san hô nhưng khác ở chỗ:
+Thuỷ tức cơ thể con sau khi hình thành thì tách khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập, con ở san hô cơ thể 
+Còn không tách khỏi cơ thể mẹ mà dính liền tạo thành tâp đoàn san hô
0,75
0.75
3
(1,5đ)
+Hoạt động của giun đũa kí sinh trong ruột non người là chui rúc, nhiều con có kích thước nhỏ nên khi giun đói và đi tìm thức ăn nên vô tình chui lên cuống mật
+Hậu quả: gây tắc ống mật làm người đau bụng quằn quại lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng
0.75
0,75
4
(2 đ)
- Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
- Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
- Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
(3đ)
 Vây cá có 2 loại là vây chẵn và vây lẻ. 
+ Vây chẵn gồm: vây ngực và vây bụng 
+ Vây lẻ gồm: vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi
- Vai trò của từng loại vây cá
+ Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
+ Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc. 
+ Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- 

File đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2014_2015.docx