Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

I - Trắc nghiệm ( 3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái những câu trả lời đúng 

Câu 1:  Phép lai sau đây là phép lai phân tích?

          a)  AA x Aa         b) Aa x  aa       c) AA x aa                  d) AA x AA

Câu2 :Kỳ nào nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập hợp thành hàng trên mặt phằng xích đạo của thoi phân bào?

          a) Kì đầu     b) Kỳ giữa      c) Kì sau      d) Kì cuối       e) Kì trung gian.

Câu 3: Một tề bào của ruồi giấm (2n = 8 NST) đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có:

           a) 4NST kép       b) 8 NST đơn        c) 8 tâm động         d) 0 cromatit

Câu 4: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng:

          a) A+ G= T+ X.

          b) A = T, G = X

          c) A +T  = G +X

          d) A +X+T= G+X+T.

Câu 5: Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp prôtêin ?

          a) tARN           b) mARN                 c) rARN      d) cả 3 loại  trên.

Câu 6: Một gen có chiều dài 4080A0, tương dương gen có:

          a) 2400 nucleotit      b) 120 chu kì xoắn      

 c) 160 chu kì xoắn              d) 1200 nucleotit

docx 10 trang Anh Hoàng 01/06/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)

Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Thành (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
Trường THCS Ninh Thành
---------***---------
Bộ đề kiểm tra học kỳ I
năm học 2014- 2015
Môn : SINH HỌC 9
Thời gian ..... phút
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề số 1:
Câu 1(2đ): Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
 Câu 2:(4đ) NST có chức năng gì trong sự di truyền tính trạng?
Câu 3(4đ):Ở 1 loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8, 1tế bào của loài này đang thực hiện giảm phân. Hãy xác định:
Số NST của tế bào ở kì giữa giảm phân I, chúng ở trạng thái đơn hay kép.
Số tâm động trong tế bào ở kì sau giảm phân I. 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM 15 PHÚT
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
Các nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
2đ
2
4
 - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
2,0
2,0
3
 -Số NST của tế bào ở kì giữa là 8, chúng ở trạng thái kép.
-Số tâm động trong tế bào ở kì sau nguyên phân 8.
2đ
2đ
Tổng điểm
10 điểm
Câu 1(4đ):Thể dị bội là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy những dạng nào? Hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
Câu 2(6đ): Một gen có A = 400 Nu; G = 600Nu. Hãy xác định dạng đột biến xảy ra trong các trường hợp sau( nêu rõ sự thay đổi của gen sau khi đột biến):
a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 399 Nu; G = 600 Nu
b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 401Nu; G = 599 Nu
c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 400 Nu; G = 601 Nu
d. Nếu khi đột biến số lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các nuclêôtit thì đay là đột biến gì?
(Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM 15 PHÚT
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
:- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng: 
+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1). 
 + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)
+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1)
- Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.
1
0,5
0,5
0,5
1,5
2
a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 399 Nu; G = 600 Nu: dạng đột biến mất 1 cặp nu(mất cặp A-T)
b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 401Nu; G = 599 Nu: Dạng đột biến thay thế 1 cặp Nu này bằng 1 cặp Nu khác (thay cặp G-X bằng cặp A-T)
c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 400 Nu; G = 601 Nu:Dạng đột biến thêm một cặp Nu (thêm cặp G-X)
d. Nếu khi đột biến số lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các nuclêôtit thì đây là đột biến đảo vị trí một số cặp Nu.
(Mỗi ý đúng cho 1,5 đ, nếu chỉ nêu đúng dạng thì được 1 đ)
Tổng điểm
10 điểm
Đề kiểm tra 45 phút môn sinh 9
I - Trắc nghiệm ( 3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái những câu trả lời đúng 
Câu 1: Phép lai sau đây là phép lai phân tích?
	a) AA x Aa b) Aa x aa c) AA x aa d) AA x AA
Câu2 :Kỳ nào nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập hợp thành hàng trên mặt phằng xích đạo của thoi phân bào?
	a) Kì đầu b) Kỳ giữa c) Kì sau d) Kì cuối e) Kì trung gian.
Câu 3: Một tề bào của ruồi giấm (2n = 8 NST) đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có:
 a) 4NST kép b) 8 NST đơn c) 8 tâm động d) 0 cromatit
Câu 4: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng:
	a) A+ G= T+ X.
	b) A = T, G = X
	c) A +T = G +X
	d) A +X+T= G+X+T.
Câu 5: Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp prôtêin ?
	a) tARN b) mARN c) rARN d) cả 3 loại trên.
Câu 6: Một gen có chiều dài 4080A0, tương dương gen có:
 a) 2400 nucleotit b) 120 chu kì xoắn 
 c) 160 chu kì xoắn d) 1200 nucleotit
II- Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 (2 đ): Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Tính đặc thù và đa dạng của ADN do yếu tố nào quy định?
Câu 2(2 đ): Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân.
Câu 3 (2đ) Một gen có 3200 Nucleôtit, Nuclêôtit loai G = 600 . Hãy tính:
a) Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen.
b) Tính chiều dài và khối lượng của gen.
Câu 4 ( 1 đ) Một đoạn mạch của ARN có trình tự sắp xếp các Nuclêôtit như sau . 
 - X- G - X - A - U -G - A- U - X - A - X - G - U -
Em hãy xác định đoạn gen (Đoạn ADN) đã tổng hợp ra đoạn ARN trên .
Biểu điểm- hướng dẫn chấm
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
Trắc nghiệm
3
1b,c
2b
3b,c, d
4a,b
5a
6a,b
Mỗi ý 0,5 đ
II
Tự luận
7
1
2,0
a
Cấu tạo của ADN
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi chu kì xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 angtơron.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
0,5
0,25
0,25
b
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
- Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
0,5
0,5
2
2,0
Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì lần của nguyên phân
Kì đầu- 
-NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
0,5
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
0,5
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
0,5
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
0,5
3
2,0
 a)
Số lượng Nu mỗi loại A;T;G;X trong gen là: (1 điểm)
theo NTBS có X= G = 600 (Nu) 
0,5
0,5
b)
Chiều dài của gen là : 
Khối lượng của gen là: 
 Mgen = Nu . 300= 3200.300 =960000 (đvC) 
0,5
0,5
5
1,0
ARN : - X -G - X - A - U - G - A - U - X - A - X - G - U -
Đoạn ADN : 
Mạch khuôn: -G - X - G - T - A - X - T - A - X - T - G - X -A- Mạch bổ sung:- X -G - X - A - T - G - A - T - G - A - X -G -T- 
0,5
0,5
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Câu 1 (4,0 điểm): 
	Có thể nhận biết bệnh nhân Đao thông qua những dấu hiệu nào? Em hãy cho biết nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh?
Câu 2 (3,0 điểm): 
	Em hãy cho biết nguyên tắc tổng hợp ADN, nguyên tắc tổng hợp ARN?
Câu 3 (1.5 điểm):
	Một gen có 150 vòng xoắn (chu kì xoắn) và có số nuclêôtít loại A là 600.
 	a. Tính số nuclêôtit các loại còn lại của gen?
 	b. Khi gen nhân đôi 4 lần số nuclêôtít từng loại lấy từ môi trường là bao nhiêu?
Câu 4 (1,5 điểm): 
	Khi cho hai thứ Lúa thuần chủng thân cao lai với thân thấp, F1 thu được 100 % cây thân cao.
	a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
	b. Cho cây F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào?
¾¾¾¾¾¾¾¾Hết¾¾¾¾¾¾¾¾
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân Đao:
Bệnh nhân có 3 NST 21. Bề ngoài, bệnh nhân có các biểu hiện : bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, luỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có con. 
2
2. Nguyên nhân phát sinh:
- Do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên.
- Do ô nhiễm môi trường.
- Do rối loạn trong quá trình trao đổi chất trong tế bào
1
3. Cơ chế phát sinh:
- Trong quá trình phát sinh giao tử cặp nhiễm sắc thể số 21 của bố hoặc mẹ phân li không bình thường cho ra 2 loại giao tử: Một loại chứa cả hai NST số 21 và một loại không có NST số 21 nào.
- Trong quá trình thụ tinh giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo thành hợp tử chưa 3 NST số 21 phát triển thành bệnh nhân Đao.
(Học sinh viết dưới dạng sơ đồ cũng cho điểm tối đa).
1
Câu 2
Nguyên tắc tổng hợp ADN:
- NTBS: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng họp mới.
0,75
0,75
Nguyên tắc tổng hợp ARN:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen.
- NTBS, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G. 
0,75
0,75
Câu 3
1. Mỗi vòng xoắn có 10 cặp Nuclêôtít Vậy số Nu của gen là:
 150. 10. 2 = 3000 (nu) 
- Theo nguyên tắc bổ sung:
 A = T = 600 (nu) 
 G = X = 1500 - 600 = 900 (nu) 
2. Áp dụng công thức : 
 Amt = Tmt = (2k - 1). A = (24 - 1). 600 =15. 600 = 9000 (nu) 
 Gmt = Xmt =(2k - 1). G = (24 - 1). 900 = 15. 900 =13500 (nu) 
0,5
0,5
0,5
Câu 4
a. Kết quả F1 thu được 100% cây thân cao → Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.
Qui ước: A: thân cao; a: thân thấp 
→ Vậy cây thân cao thuần chủng AA, cây thân thấp aa. Sơ đồ lai:
P : AA (thân cao) x aa (thân thấp)
G A a
F1 Aa (100 thân cao)
F1 x F1: Aa (thân cao) x Aa (thân cao)
 A, a A, a
F2 : 1AA: 2 Aa: 1 aa (3 thân cao: 1 thân thấp)
b. Cho cây F1 lai phân tích
P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp) 
G: A, a a
 Fp Aa : 1aa (1 thân cao : 1 thân thấp)
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015.docx