Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012

 

Phần I : (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau

                                   … “ Người đồng mình thương lắm con ơi

                                          Cao đo nỗi buồn

                                          Xa lo chí lớn

                                           Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

                                           Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

                                           Sống trong thung không chê thung nghèo đói

                                           Sống như sông như suối

                                           Lên thác, xuống ghềnh

                                           Không lo cực nhọc”…

                                                                (Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy.  “Người đồng mình” được nhà thơ nói đến là  những ai?

2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?

3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)

Phần II : (4 điểm)

       Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)

… “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…

                                                             (Theo Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB  Giáo dục, 2010trang)

 1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

doc 8 trang Anh Hoàng 27/05/2023 6040
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012

Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Ngày 22-6-2011
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Phần I : (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau
                                    “ Người đồng mình thương lắm con ơi
                                          Cao đo nỗi buồn
                                          Xa lo chí lớn
                                           Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
                                           Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
                                           Sống trong thung không chê thung nghèo đói
                                           Sống như sông như suối
                                           Lên thác, xuống ghềnh
                                           Không lo cực nhọc”
                                (Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
 1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy.  “Người đồng mình” được nhà thơ nói đến là  những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)
Phần II : (4 điểm)
 Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
 “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
                                         (Theo Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB  Giáo dục, 2010trang)
 1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
2. Lời thoại này được nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó , nhân vật muốn khẳng định phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn(6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật
3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là các yếu tố kì ảo? Nêu hai yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương.
- Hết –
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho tất cả các thí sinh
Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
Câu 1 (2,0 điểm).
 	Cho đoạn văn: 
 Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn doi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một xuất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.
a. Chỉ rõ các lỗi và sửa lại cho đúng.
b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
b. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ?
Câu 3 (5,0 điểm).
 Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Bài 14 - SGK Ngữ Văn 9 tập 1) của nhà văn Nguyễn Thành Long. 
―Hết―
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinhSố báo danh
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011–2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
Câu 1 (2,0 điểm).
Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
 ( Từ ấy - Tố Hữu)
Câu 2 (2,0 điểm).
Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 đến 1,5 trang của tờ giấy thi) phát biểu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
Câu 3 (6,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người”.
Ý kiến của em về nhận định trên.
— Hết —
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinhSố báo danh
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Ngày 27-6-2011
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Đề bài:
Câu 1 (1,5 điểm).
a.Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
b.Trong những từ ngữ in đậm sau đây,từ nào còn dùng nghĩa gốc?
- già nua, già nửa mét, già lửa; trắng tay, trong trắng, thức trắng đêm.
- ăn ở, ăn ảnh, ăn ý ; đèn đỏ đèn xanh, trò đỏ đen.
Câu 2 (1,5 điểm).
 Khi miêu tả tài sắc chị em Kiều, Nguyễn Du có viết:
... “Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
 Cung thương làu bậc ngũ âm.
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
a. Khổ thơ trên viết về nhân vật nào?
b. Nội dung hai câu thơ in đậm nói về tài năng nổi bật gì của nhân vật?
Câu 3 (2,0 điểm).
 Viết một đoạn văn ngắn( dưới 300 từ) có sử dụng phép thế, phép lặp và các cụm từ sau: một nắng hai sương, hạt cơm thơm, đầu tắt mặt tối, ghi lòng tạc dạ.
Câu 4 (5,0 điểm).
 Cảm nhận của em về tình cha con sâu sắc và cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ( Ngữ văn 9- Tập 1)
......HẾT.......
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Ngày 25-6-2011
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Câu 1: (2 điểm)
a/Hoàn chỉnh chính xác khổ thơ sau:
“ Bổng nhận ra hương ổi
Hình như thu đã về. ”
 ( Hữu Thỉnh, Sang Thu, Ngữ Văn 9, tập hai )
 Trong khổ thơ trên tác giả cảm nhận được tín hiệu đầu tiên báo sang thu là gì? 
b/Tìm thành phần gọi – đáp, phụ chú trong những phần trích sau:
-“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
 (Bằng Việt, Bếp Lửa)
-“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích”
 (Giang Nam, Quê hương)
Câu 2: (3 điểm)
 Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Câu 3: (5 điểm)
ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
 Cảm nhận của em về bài thơ trên.
----------Hết---------
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Ngày 22-6-2011
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Câu 1. ( 3 điểm): 
Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi: 
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
 ( Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD 2005, trang 9)
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
c. Trong số các từ sau, những từ nào cùng trường từ vựng: giấy, đỏ, mực, thuê 
d. Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 2: ( 3 điểm): 
Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2006)
Câu 3. ( 4 điểm)
 “Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - Thu ! Con. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ cô. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run : - Ba đây con ! - Ba đây con ! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: " Má! Má". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, rồi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay buông xuống như bị gãy.
( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2006, trang 195,196)
 Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên.
SỞ GD&ĐT GIA LAI
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TS LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho tất cả các thí sinh
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Câu 1. (2 điểm)
a. Điệp ngữ là gì?
b. Tác dụng của phép điệp từ trong đoạn thơ sau:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Câu 2. (3 điểm)
 Suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường. 
Câu 3. (5 điểm)
 Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
--------------Hết--------------
SỞ GD&ĐT HÀ NAM
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TS LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho tất cả các thí sinh 22-6-2011
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
————————
Câu 1: ( 2 điểm)
Tìm và phân tích các phép tu từ trong câu thơ sau:
“ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
 ( Hoàng Trung Thông )
Câu 2: ( 3 điểm)
 Đọc câu truyện sau và trả lời các câu hỏi:
ĐIỀU ĐẦU TIÊN
Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học Blaise Pascanl:
- Nếu cháu được tài giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn!
Pascanl trả lời:
- Điều đầu tiên là cháu hãy trở thành một người tốt hơn, rồi cháu sẽ được tài giỏi như chú!
 ( Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010, trang 22 )
a. Nội dung câu truyện trên nói về vấn đề gì?
b. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề mà câu chuyện đặt ra và quan điểm của hai người trong câu chuyện trên.
Câu3 (5 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà ” trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về tình phụ tử.
-Hết-
Họ và tên thí sinh: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..Số báo danh.... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Chữ ký của giám thị 1.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. ..Chữ ký của giám thị 2.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2011_20.doc