Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2012-2013
Câu 2. (1,0 điểm)
Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Câu 3. (3,0 điểm)
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học, ngài Abraham Lincoln (1809- 1865), vị Tổng thống thứ 16 của nước Mĩ, đã viết:
“Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách ... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...".
Suy nghĩ của em về đoạn trích trên.
Câu 4. (5,0 điểm)
Vì sao nhân vật anh thanh niên là “mẫu người” khiến ông họa sĩ già trăn trở: "Làm
một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi
sao xa? ... Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài."?
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2012-2013
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) _________________________ Câu 2. (1,0 điểm) Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” (Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 3. (3,0 điểm) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học, ngài Abraham Lincoln (1809- 1865), vị Tổng thống thứ 16 của nước Mĩ, đã viết: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách ... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...". Suy nghĩ của em về đoạn trích trên. Câu 4. (5,0 điểm) Vì sao nhân vật anh thanh niên là “mẫu người” khiến ông họa sĩ già trăn trở: "Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? ... Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài."? (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) _______________Hết_________________ Ho và tên thí sinh: ..................................................., SBD:., Phòng:.................... Chữ kí Giám thị 1: ............................................ Chữ kí Giám thị 2: ..... .............................. Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH QUẢNG NINH NĂM HỌC 2012 -2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN:NGỮ VĂN Ngày thi:28/6/2012 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ______________________ (Đề thi có 01 trang) Câu 1(2 điểm) Cho đoạn trích sau: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với cái giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!...” Câu 2 (3 điểm) Nhiều học sinh hiện nay không có thói quen nói lời xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày. Hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên có sử dụng thành phân tình thái (gạch chân thành phần tình thái). Câu 3 (5 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau trích trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đạu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Đêm thở: hơi lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010) Em hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ trên. ------------------- HẾT --------------------- SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ Khoá thi ngày 19 tháng 6 năm 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 3 ( 2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch phát triển từ câu chủ đề sau đây: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Câu 4 ( 5,0 điểm) KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm thiết tha, sâu nặng của Kiều với người thân. -----HẾT---- -Họ và tên:.. Phòng thi:Số báo danh:. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm) Cho doạn văn sau: “Chị Thảo cầm cái thước trên tay tôi, muốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ,” rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.” (Trích Những ngôi sao xa - Lê Minh Khuê) Tìm lời dẫn trong đoạn văn trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Lời được dẫn là lời nói hay suy nghĩ của nhân vật? Câu 2: ( 2,0 điểm) Cho hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua tên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” a) Cho biết hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? tác giả là ai? b) Em hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai. Câu 3: (5,0 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ sau đây: “Ruộng nương anh gửi bạn thân anh cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lĩnh. Anh với tôi biết từng cơn gió lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài miếng vá Miệng cười vuốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” (Trích Đồng Chí - Chính Hữu) ____________________________Hết______________________________ Họ và tên thí sinh:..... Số báo danh:. Họ tên, chữ ký của giám thị 1:..... SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Đề chính thức Năm học: 2010- 2011 Đề thi môn : Ngữ Văn (Dùng cho lớp chuyên Văn) Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1:(2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Hỡi lão Hạc ơi! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hếtMột người như thế ấy!...Một người đã khóc vì đã chót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềngCon người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác.” (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao) a/ Theo em, đoạn văn trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn lí do. Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hàm ý của câu được in đậm trong đoạn văn. Câu 2: (2,0 điểm) Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn: “Quê hương mõi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người” Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người. Câu 3: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. .Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinhSố báo danh.. Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2012 BÌNH ĐỊNH Khóa ngày 29 tháng 6 năm 2012 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 29/6/2012 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ----------------------------- Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Những người nắm giữa chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ còn tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy”. (Phê-đê-ri-cô May-o – Giáo dục – chìa khóa của tương lai) Tìm thành phần phụ chú trong đoạn văn. Xác định thành phần chủ ngữ trong câu: Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Nghị luận là gì? Đoạn văn trên có thuộc kiểu văn bản nghị luận không? Câu 2: (3,0 điểm) Từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du hãy thực hiện các yêu cầu sau: Sắp xếp theo trình tự xuất hiện (từ trước đến sau) các nhân vật sau đây trong tác phẩm: Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Từ Hải, Thúc Sinh. Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy) trình bày những nội dung cơ bản về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. TUYỂN SINH VÀO 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2012-2013) MÔN VĂN ĐỀ THI Câu 1 : (1 điểm) Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó. Câu 2 : (1 điểm) Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ? Câu 3 : (3 điểm) Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng : 1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được. Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi). Câu 4 : (5 điểm) Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
File đính kèm:
- bo_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_mon_ngu_van_chuyen_na.doc