Đề bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)

I. ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3 điểm)

a.Thế nào là yêu thương con người? Yêu thương con người mang lại lợi ích gì?

b. Hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người (ít nhất là 5 câu)?

Câu 2: ( 2 điểm)

 Biểu hiện của tính tự tin? Để rèn luyện tính tự tin em sẽ làm gì?

Câu 3: (2 điểm)

Thế nào là gia đình văn hoá? Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hoá em sẽ làm gì?

Câu 4: (3 điểm)

Quê Lan là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Lan chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Lan không bao giờ muốn giới thiệu về quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Lan cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình.

doc 2 trang Anh Hoàng 31/05/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)

Đề bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7
Thời gian làm bài : 45 phút
I. ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3 điểm)
a.Thế nào là yêu thương con người? Yêu thương con người mang lại lợi ích gì?
b. Hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người (ít nhất là 5 câu)?
Câu 2: ( 2 điểm)
 Biểu hiện của tính tự tin? Để rèn luyện tính tự tin em sẽ làm gì?
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là gia đình văn hoá? Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hoá em sẽ làm gì?
Câu 4: (3 điểm)
Quê Lan là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Lan chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Lan không bao giờ muốn giới thiệu về quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Lan cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình.
a. Em có đồng ý với cách nghĩ của Lan không? Vì sao?
b. Nếu em Lan em sẽ làm gì?
II. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :
Câu 1: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những tđiều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. ( 1 điểm)
- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. ( 0.5 điểm)
- Người biết yêu thương con người sẽ nhận được yêu quý và kính trọng của mọi người xung quanh ( 0.5 điểm)
b. HS nêu được 4 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người. ( 1 điểm)
Ví dụ:
	- Lá lành đùm lá rách.
	- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
	- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
	Khôn ngoan đối đáp người ngoài, 
	 Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.
 Câu 2: ( 2 điểm)
- Biểu hiện của tính tự tin: ( 1 điểm)
+ Tin thưởng vào khả năng của mình.
+ Chủ động trong mọi việc.
+ Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.
+ Không hoang mang dao động.
+ Hành động cương quyết, dám nghĩm dám làm.
- Để rèn luyện tính tự tin em sẽ: ( 1 điểm)
+ Chủ động, tự giác học tập và tham gia hoạt động tập thể.
+ Khắc phục tính rụt è, dựa dẫm, ba phải.
Câu 3: ( 2 điểm)
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. ( 1 điểm)
- Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hoá, em sẽ chăm ngoan học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. ( 1 điểm)
Câu 4: ( 3 điểm)
a. Em không đồng ý với cách nghĩ của bạn Lan.
Vì mặc dù quê Lan là vùng quê nghèo, dòng họ không ai đỗ đạt cao nhưng vẫn còn có những truyền thống đáng tự hào khác như: cần cù, chăm chỉ, thật thà, yêu nước, nhân ái... Mỗi dòng họ, gia đình đều có những truyền thống đáng tự hào riêng, không bao giờ được phép xấu hổ về quê hương. ( 2 điểm)
b. Nếu em là Lan, em sẽ tự phấn đấu học tốt, đỗ đạt cao để xây dựng quê hương giàu đẹp. ( 1 điểm)
----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc.doc