Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 4 đ) Cho đoạn văn:

   “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

     Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 

b. Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?

c. Chỉ ra câu rút gọn có trong đoạn văn trên? Xác định thành phần rút gọn? Nêu tác dụng?

Câu 2 ( 2 điểm)

Giải thích ý nghĩa nhan đề "Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn - Ngữ văn 7, tập II)?

doc 3 trang Anh Hoàng 01/06/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn – Khối 8
Năm học 2017 – 2018 
Thời gian làm bài:90 phút
Câu 1: ( 4 đ) Cho đoạn văn:
 “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
 Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b. Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?
c. Chỉ ra câu rút gọn có trong đoạn văn trên? Xác định thành phần rút gọn? Nêu tác dụng?
Câu 2 ( 2 điểm) : 
Giải thích ý nghĩa nhan đề "Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn - Ngữ văn 7, tập II)?
Câu 3 ( 5 điểm):
 Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng. Với những hiểu biết của mình em hãy chứng minh điều đó.
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn – Khối 8
Năm học 2017 – 2018 
Thời gian làm bài:90 phút
Câu 1: ( 4 đ) Cho đoạn văn:
 “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
 Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b. Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?
c. Chỉ ra câu rút gọn có trong đoạn văn trên? Xác định thành phần rút gọn? Nêu tác dụng?
Câu 2 ( 2 điểm) : 
Giải thích ý nghĩa nhan đề "Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn - Ngữ văn 7, tập II)?
Câu 3 ( 5 điểm):
 Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng. Với những hiểu biết của mình em hãy chứng minh điều đó.
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
 CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2017-2018
Môn thi: Ngữ văn - Khối 8
Câu 1
(4 điểm)
Đáp án
Điểm
a.  
- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: “Ca Huế trên sông Hương” 
- Tác giả: Hà Ánh Minh 
0,5 điểm
0,5 điểm
b. 
Ý nghĩa: Bài văn thể hiện được sự hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, về sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế cũng như tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho ca Huế. 
1 điểm
c. - Xác định đúng câu rút gọn: Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. 
- Xác định đúng thành phần rút gọn: Rút gọn chủ ngữ 
- Nêu được tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong đoạn văn:
+ Giúp cho câu được ngắn gọn, lắng đọng, súc tích.
+ Thể hiện được tâm trạng chung cho tất cả những ai khi đến với Huế.	(1 điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 2
(1 điểm)
* Yêu cầu về nội dung: HS giải thích được ý nghĩa nhan đề "Sống chết mặc bay":
- “Sống chết mặc bay” là nhan đề mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để phê phán lối sống thờ ơ, vô lương tâm, vô trách nhiệm của tên quan lớn nói riêng và bọn quan lại phong kiến trong xã hội Việt Nam những năm trước CM Tháng tám 1945 nói chung. 
1 điểm
Câu 3
(5 điểm)
Tiêu chí về nội dung :
* Mở bài: - Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, nhân cách của con người, nhưng yếu tố con người cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân.
- Trích dẫn câu tục ngữ và câu nói
* Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ.
+ Ý nghĩa câu tục ngữ: Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách con người: hoàn cảnh tốt con nguời sẽ dễ tốt , hoàn cảnh xấu con người dễ bị xấu.
-> Khuyên con người phải chọn bạn mà chơi.
+ Chứng minh: Trong gia đình: Gia đình mà hoà thuận, coi trọng việc giáo dục con, thì con cái sẽ ngoan ngoãn và ngược lại. Xã hội tốt đẹp - cái chăm ngoan.
Ngược lại, sống trong môi trường không tốt, con người sẽ bị ảnh hưởng thay đổi theo hướng xấu.
- Tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, không phải ai gần đèn đã sáng.
+ Giải thích ý nghĩa câu nói của bạn: Hoàn cảnh sống là thứ yếu. Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống là quan trọng và mới là quyết định.
+ Chứng minh: Gương các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong lòng địch, những tấm gương vượt khó trong đời sống.
* Kết bài: Nêu bài học: con người cần biết làm chủ hoàn cảnh, làm chủ bản thân, biết hướng thiện, phục thiện...
* cho điểm:
- Mức tối đa (4 điểm): Nội dung các ý đảm bảo như trên, nêu được các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh.
- Mức chưa tối đa (0,25 – 3,75 điểm): Chưa đầy đủ các ý như trên. Nêu được các lí lẽ và dẫn chứng song phân tích còn sơ sài hoặc không phân tích.
- Không đạt (0 điểm): Không nêu được ý nào hoặc lạc đề
4 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
0.75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2. Các tiêu chí khác 
2.1. Hình thức: Viết thành một bài văn hoàn chỉnh; sắp xếp ý hợp lí; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, đảm bảo các đoạn văn; lời văn diễn tả sinh động hấp dẫn, có cảm xúc.
2.2. Sáng tạo 
- Thể hiện sự tìm tòi trong cách diễn đạt, cách lập luận và nêu dẫn chứng.
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc.
2.3. Lập luận 
- Lập luận chặt chẽ, lô-gic; biết cách liên kết các đoạn văn hợp lí.
* cho điểm:
- Mức tối đa (1 điểm): đảm bảo các nội dung trên
- Mức chưa tối đa (0,25 – 0,75 điểm): còn có sai sót
- Không đạt (0 điểm): không đảm bảo các yêu cầu trên
1 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
------------Hết----------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_20.doc