Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Phạm Công Bình (Có đáp án và thang điểm)

 

Câu 1: (4 điểm):

         Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:

-Miệng cười buốt giá

( Chính Hữu)

-Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

( Phạm Tiến Duật)

 

Câu 2: (6 điểm)

         Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

doc 2 trang Anh Hoàng 29/05/2023 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Phạm Công Bình (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Phạm Công Bình (Có đáp án và thang điểm)

Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Phạm Công Bình (Có đáp án và thang điểm)
Phòng Giáo Dục Yên Lạc
Trường THCS Phạm Công Bình
Đề Khảo sát học sinh giỏi
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (4 điểm):
	Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
-Miệng cười buốt giá
( Chính Hữu)
-Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Phạm Tiến Duật)
Câu 2: (6 điểm)
	Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
___________ Hết ___________
Đáp án và thang điểm
Câu 1: ( 4 điểm):
	Về kĩ năng: Cần viết thành một bài văn ngắn, trình bày cảm nhận về nét chung và riêng ở hai câu thơ.
	Về nội dung: Cảm nhận được điểm chung: (1,5 điểm)
- Cùng miêu tả nụ cười chủa người chiến sĩ
- Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến.
Cảm nhận nét riêng ở từng câu thơ: ( 2,5 đ)
- Trong câu thơ của Chính hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
- Trong câu thơ của Phạm tiến duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.
- Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Câu 2: (6 điểm)
- Mở Bài : Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ “Bếp lửa ”và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” (1đ)
- Thân Bài : Phân tích (4đ) 
 + Người phụ nữ Việt Nam dù Kinh, dù Thượng cũng đều hiền hậu, dịu dàng, hết lòng thương chồng, thương con, thương cháu, chịu đựng hy sinh vì gia đình vì thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân .(1đ)
 + Người bà trong bài thơ:” Bếp lửa ” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa, ngày ngày lụi hụi “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm ” hết lòng chăm nom cháu, để bố mẹ nó yên tâm công tác. Trong tình cảm của đứa cháu, hình ảnh bà và bếp lửa đã trở thành kì diệu , thiêng liêng . (1.5đ)
 + Hình ảnh người mẹ trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là hình ảnh nguời phụ nữ Tà-Ôi (miền tây thừa thiên huế ) chịu đựng gian khổ, nuôi con, góp phần đánh mĩ:” Tỉa bắp , giả gạo, địu con ” đi giành trận cuối “ Luôn mơ cho con ” những giấc mơ đẹp, trở thành chàng trai khỏe mạnh thành người tự do, thành người chiến sĩ trường sơn. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và những lời ru con của chính mẹ (1.5đ)
- Kết Bài : Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ việt nam qua các bài thơ, nêu cảm nhận của bản thân . (1đ)

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_pham.doc