Đề khảo sát học sinh năng khiếu đợt I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Đông Xuyên

Câu 7: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? trong các câu sau:

a) Đàn gà con theo mẹ đi kiếm mồi.

b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

Câu 8: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:

a) Khi mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất cảnh vật thật huy hoàng.

b) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.

c) Những bông sen trắng sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.

Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn (7 - 9 câu) nói về cô giáo em và kỉ niệm mà em nhớ nhất về cô.

a. Cô giáo em tên là gì? Cô có dáng người như thế nào?

b. Mái tóc, nụ cười của cô có đặc điểm gì?

c. Cô giảng như thế nào? Khi giảng cô có gì đáng chú ý?

d. Kỉ niệm nào về cô mà em nhớ nhất?

docx 2 trang Anh Hoàng 30/05/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh năng khiếu đợt I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Đông Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát học sinh năng khiếu đợt I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Đông Xuyên

Đề khảo sát học sinh năng khiếu đợt I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Đông Xuyên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG XUYÊN
Họ tên HS:..............................................
Lớp: 2.....
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU ĐỢT I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt - Lớp 2
(Thời gian làm bài ... phút, không kể giao đề)
 Điểm
	Giáo viên coi:.........................................................................
	Giáo viên chấm:......................................................................
Câu 1: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
	A. nỗ lực B. lỗ lực C. lỗ nực
Câu 2: Điền vào chỗ trống n hay l? 
Cái....ong; ....iềm ...ở; mười ....ăm năm; ...ấp lánh; ...ỗi lòng.
Câu 3: Điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ chấm.
a) Đi một ngày đàng..............một sàng khôn.
b) Chị ....... em ...... nâng.
Câu 4: Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào? Câu chuyện cho em bài học gì? 
Câu 5: Dòng nào dưới dưới đây gồm những từ chỉ sự vật?
A. cây bàng, cái bút, dạy học, cô giáo, xinh đẹp.
B. đọc sách, quét nhà, nấu cơm, viết bài.
C. bạn bè, cây bàng, bác sĩ, con nai.
Câu 6: Tìm 3 từ chỉ hoạt động của tay. Đặt câu với một từ vừa tìm được.
Câu 7: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? trong các câu sau:
a) Đàn gà con theo mẹ đi kiếm mồi.
b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.
c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
Câu 8: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
a) Khi mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất cảnh vật thật huy hoàng.
b) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
c) Những bông sen trắng sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn (7 - 9 câu) nói về cô giáo em và kỉ niệm mà em nhớ nhất về cô.
a. Cô giáo em tên là gì? Cô có dáng người như thế nào? 
b. Mái tóc, nụ cười của cô có đặc điểm gì?
c. Cô giảng như thế nào? Khi giảng cô có gì đáng chú ý?
d. Kỉ niệm nào về cô mà em nhớ nhất?

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_hoc_sinh_nang_khieu_dot_i_mon_tieng_viet_lop_2_n.docx