Đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)

a. ĐỀ BÀI

LỚP 8A

Câu 1: (2 điểm) Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Câu 2 (5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa lí học? Vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ dày lại không bị dịch vị phân hủy?

Câu 3 (3 điểm) Các chất dinh dưỡng từ ruột non được vận chuyển về tim như thế nào? 

LỚP 8B

Câu 1: (5 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Những chất nào trong thức ăn được biến đổi ở ruột non 

và sản phẩm của quá trình tiêu hóa ở ruột non là những chất nào?

doc 2 trang Anh Hoàng 30/05/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)

Đề kiểm tra 15 phút số 2 môn Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)
 Kiểm tra 15 phút
a. ĐỀ BÀI
LỚP 8A
Câu 1: (2 điểm) Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
Câu 2 (5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa lí học? Vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ dày lại không bị dịch vị phân hủy?
Câu 3 (3 điểm) Các chất dinh dưỡng từ ruột non được vận chuyển về tim như thế nào? 
LỚP 8B
Câu 1: (5 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Những chất nào trong thức ăn được biến đổi ở ruột non 
và sản phẩm của quá trình tiêu hóa ở ruột non là những chất nào?
Câu 2: (2 điểm) 
Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim? 
Câu 3: (3 điểm) Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày?
b. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
LỚP 8A
Câu 1: (2 điểm) Trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi là vì:
- Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.
Câu 2 (5 điểm) 
* Đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa lí học:	( 4đ)
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
* Vì ở dạ dày có nhiều tuyến tiết ra chất nhầy phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách lớp niêm mạc với enzim pepsin. (1đ)
Câu 3 (3 điểm) - Các chất dinh dưỡng từ ruột non trở về tim theo hai con đường
+ Con đường 1: Theo mao mạch bạch huyết	(1đ)
Gồm các vitamin tan trong dầu và 70% lipit theo mao mạch bạch huyết đổ vào tĩnh mạch chủ trên rồi vào tâm nhĩ phải
+ Con đường 2: Theo mao mạch máu	( 2đ)
Gồm các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit có thể có lẫn một số chất độc theo mao mạch máu đi qua gan sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới rồi đổ vào tâm nhĩ phải.
LỚP 8B
Câu 1: (5 điểm) * Đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng: (3đ) 
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. 
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. 
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. 
* Những chất trong thức ăn được biến đổi ở ruột non là : Gluxit, Lipit, Protein, axit nucleic, (1đ)
 - Sản phẩm của quá trình tiêu hóa trong ruột non là : Đường, axit béo và glixerin, axit amin. (1đ)
Câu 2: (2 điểm) - Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định. (1đ)
+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.	(1đ)
Câu 3 (3 điểm) 
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi
 lí học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày.
- Hoà loãng thức ăn
- Làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Biến đổi 
hoá học
- Hoạt động của enzim pepsin.
- Enzim pepsin.
- Phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_so_2_mon_sinh_hoc_lop_8_co_dap_an.doc