Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án và biểu điểm)

II. Tự luận ( 7đ)

 Câu 7.( 2,5 điểm) So sánh về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét?

 Câu 8.( 1 điểm) Cành San hô dùng làm trang trí là bộ phận nào của cơ thể ?

 Câu 9.( 1 điểm) Trình bày vai trò của Giun đốt?

 Câu 10.( 2,5 điểm) 

  a. Chứng minh hệ tiêu hóa của Giun tròn tiến hóa hơn Giun dẹp

  b. Nêu các biện pháp phòng trừ Giun  kí sinh?

LỚP 7B

I. Trắc nghiệm ( 3đ): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:

Câu 1. Thành cơ thể Sứa có cấu tạo mấy lớp :

a. một lớp                       c. ba lớp

b. hai lớp                        d. bốn lớp

Câu 2. Động vật nguyên sinh giống với Ruột khoang:

a. Đều sống dưới nước                                 c. Sống tự do hay tập đoàn

b. Sinh sản vô tính hay hữu tính                   d. Cả a, b và c

Câu 3. Giun móc câu kí sinh ở:

a. Máu người

b. Tá tràng của người

c. Ruột non người

d. Trong ốc

Câu 4. Giun tròn nào kí sinh ở người

a. Giun đũa, sán lông, sán dây

b. Giun móc câu, giun chỉ

c. Sán lá gan, sán dây

d. Giun móc câu, giun rễ lúa

Câu 5. Giun tròn khác Giun dẹp ở chỗ

a. Tiết diện cơ thể tròn

b. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức, ông tiêu hóa phân hóa

c. Cả A và B đều đúng

d. Cả A và B đều sai

Câu 6. Trước khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng vì

a. Mổ động vật không xương sống phải môt từ măt lưng

doc 5 trang Anh Hoàng 30/05/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án và biểu điểm)

Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án và biểu điểm)
a. Ma trận đề
Lớp 7A
Cấp 
độ
Tên chủ 
đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Ngành động vật nguyên sinh
(5 tiết)
Nêu được sự di chuyển của ĐVNS
Hiểu được tác hại của ĐVNS
So sánh về dinh dưỡng giữa các ĐVNS.
Số câu
Số điểm
1
0,5
1
0,5
1
2,5
3
3,5
Ngành ruột khoang
( 3 tiết)
Nêu được nơi sống của 1 số đại diện
Hiểu được cách dinh dưỡng của Ruột khoang
Trình bày đặc điểm dùng để trang trí ở San hô
Số câu
Số điểm
1
0,5
1
0,5
1
1
3
2
Ngành giun dẹp và ngành giun tròn.
(7tiết)
Nêu được môi trường sống của Rươi
Hiểu được cách phòng trừ Giun dẹp kí sinh
Nêu được bộ phận tiêu giảm của Giun dẹp
Trình bày vai trò của Giun đốt
Chứng minh hệ tiêu hóa của Giun tròn tiến hóa hơn Giun dẹp
Số câu
Số điểm
1
0,5
1/2
0,5
1
0,5
1
1
1/2
2
4
4,5
Tổng
Số câu
Số điểm
3
1,5
15%
1/2
0,5
5%
3
1,5
15%
2
2
20%
1
2,5
25%
1/2
2
20%
10
10
100%
Lớp 7B
Cấp 
độ
Tên chủ 
đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Ngành động vật nguyên sinh
(5 tiết)
Trình bày sự đa dạng và đặc điểm chung của ĐVNS
Số câu
1
1
Số điểm
3,5
3,5
Ngành ruột khoang
( 3 tiết)
Nêu được cấu tạo của 1 số ĐVRK
So sánh ĐVNS và ruột khoang
Phân biệt sự sinh sản của ĐV ngành Ruột khoang
Số câu
Số điểm
1
0,5
1
0,5
1
1
3
2
Ngành giun dẹp và ngành giun tròn.
(7tiết)
Kể tên nơi sống của 1 số loài giun
Hiểu được cách phòng trừ giun kí sinh
Nêu được 1 số giun sống kí sinh
Hiểu được tác hại của 1 số loài giun
Phân biệt đặc điểm của 1 số ngành Giun
Vì sao phải xác định mặt lưng, bụng của giun đất khi mổ
Chứng minh Giun đũa không bị dịch tiêu hóa người phân hủy
Số câu
Số điểm
1
0,5
1/2
0,5
1
0,5
1/2
1
1
0,5
1
0,5
1
1
6
4,5
Tổng
Số câu
Số điểm
2
1
10%
1/2
0,5
5%
1
0,5
5%
3/2
4,5
45%
2
1
10%
1
1
10%
1
0,2
5%
1
1
10%
10
10
100%
b. Đề bài
LỚP 7A
I. Trắc nghiệm ( 3đ): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Trùng kiết lị di chuyển bằng cách nào:
a. Bằng roi bơi	c. Bằng chân giả
b. Bằng lông bơi	d. Bằng vòng tơ
Câu 2. Triệu chứng của bệnh kiết lị:
a. Đau bụng	c. Phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi
b. Đi ngoài	d. Cả a,b và c
Câu 3. Hải quỳ sống bám trên vỏ ốc của tôm di cư gọi là lối sống gì:
a. Kí sinh
b. Cộng sinh
c. Hoại sinh
d. tự do
Câu 4. Cách dinh dưỡng của tập đoàn San hô?
a. Tự dưỡng
b. Hút máu từ vật chủ
c. dị dưỡng
d. Cả a và b
Câu 5. Môi trường sống của Rươi:
a. Nước lợ
b. Nước ngọt
c. Nước biển
d. Đất ẩm
Câu 6. Sán lá gan sống kí sinh có bộ phận nào tiêu giảm
a. Giác bám
b. Cơ quan tiêu hóa
c. Cơ quan sinh dục
d. Mắt, lông bơi
II. Tự luận ( 7đ)
 Câu 7.( 2,5 điểm) So sánh về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét?
 Câu 8.( 1 điểm) Cành San hô dùng làm trang trí là bộ phận nào của cơ thể ?
 Câu 9.( 1 điểm) Trình bày vai trò của Giun đốt?
 Câu 10.( 2,5 điểm) 
 a. Chứng minh hệ tiêu hóa của Giun tròn tiến hóa hơn Giun dẹp
 b. Nêu các biện pháp phòng trừ Giun kí sinh?
LỚP 7B
I. Trắc nghiệm ( 3đ): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Thành cơ thể Sứa có cấu tạo mấy lớp :
a. một lớp	c. ba lớp
b. hai lớp	d. bốn lớp
Câu 2. Động vật nguyên sinh giống với Ruột khoang:
a. Đều sống dưới nước	c. Sống tự do hay tập đoàn
b. Sinh sản vô tính hay hữu tính	d. Cả a, b và c
Câu 3. Giun móc câu kí sinh ở:
a. Máu người
b. Tá tràng của người
c. Ruột non người
d. Trong ốc
Câu 4. Giun tròn nào kí sinh ở người
a. Giun đũa, sán lông, sán dây
b. Giun móc câu, giun chỉ
c. Sán lá gan, sán dây
d. Giun móc câu, giun rễ lúa
Câu 5. Giun tròn khác Giun dẹp ở chỗ
a. Tiết diện cơ thể tròn
b. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức, ông tiêu hóa phân hóa
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều sai
Câu 6. Trước khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng vì
a. Mổ động vật không xương sống phải môt từ măt lưng
b. Nhờ xác định được mặt lưng và mặt bụng mà quan sát được cấu tạo bên ngoài của giun
c. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục
d. Cả a và b
II. Tự luận ( 7đ)
 Câu 7.( 3,5 điểm) Trình bày sự đa dạng và đặc điểm chung của ĐVNS?
 Câu 8.( 1 điểm) Sự khác nhau trong sinh sản vô tính của thủy tức và san hô? ?
 Câu 9.( 1 điểm) Giải thích vì sao Giun đũa kí sinh trong ruột người lại không bị dịch tiêu hóa trong ruột người phân hủy
 Câu 10.( 1,5 điểm) 
 a. Trình bày tác hại của Giun Tròn?
 b. Nêu các biện pháp phòng tránh Giun tròn kí sinh?
c. Đáp án - Biểu điểm
LỚP 7A
I. Trắc nghiệm ( 3đ): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
c
c
a
d
II. Tự luận ( 7đ)
 Câu 7.( 2,5 điểm) So sánh về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét
 + Giống nhau: cùng ăn hồng cầu. ( 0,5đ)
 + Khác nhau:	( 1đ)
Trùng kiết lị 
Trùng sốt rét 
- Lớn hơn hồng cầu, có thể nuốt hồng cầu
- Xâm nhập và cơ thể người qua đường ăn uống.
- Nhỏ hơn hồng cầu, có thể chui vào hồng cầu
- Xâm nhập và cơ thể người qua muỗi Anophen.
Câu 8.( 1 điểm) Cành San hô dùng làm trang trí đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô để còn lại khung xương đẹp.
 Câu 9.( 1 điểm) Vai trò của Giun đốt
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ. ( 0,5đ)
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh. ( 0,5đ)
 Câu 10.( 2,5 điểm) 
 a. Những đặc điểm chứng minh hệ tiêu hóa của Giun tròn tiến hóa hơn Giun dẹp
 - Ống tiêu hóa ở Giun tròn thẳng và kết thúc tại hậu môn làm thức ăn chỉ đi theo 1 chiều từ miệng -> hậu môn. ( 1đ)
 - Các phần của ống tiêu hóa được chuyên hóa cao hơn, thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn ở Giun dẹp. ( 1đ)
b. Các biện pháp phòng trừ Giun dẹp kí sinh: ( 0,5đ)
+ Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo.	
+ Diệt ốc, xử lí phân diệt trứng, xử lí rau diệt kén. 
LỚP 7B
I. Trắc nghiệm ( 3đ): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
d
c
b
c
d
II. Tự luận ( 7đ)
 Câu 7.( 3,5 điểm) Trình bày sự đa dạng và đặc điểm chung của ĐVNS?
- Sự đa dạng của ngành động vật nguyên sinh:
+ Hình dạng: Không thay đổi hoặc thay đổi.	( 0,5đ)
 Đơn độc hay tập đoàn. 
+ Có nhiều hình thức di chuyển khác nhau	( 0,5đ)
+ Cấu tạo cơ thể khác nhau.	( 0,5đ)
+ Môi trường sống đa dạng.	( 0,5đ)
- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.	( 0,5đ)
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.	( 0,5đ)
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.	( 0,5đ)
 Câu 8.( 1 điểm) Sự khác nhau trong sinh sản vô tính của thủy tức và san hô:
+ Thủy tức: Sinh sản mọc chồi. Cơ thể con khi tự kiếm mồi sẽ tách khỏi cơ thể mẹ.(0,5đ)
+ San hô: Sinh sản mọc chồi. Cơ thể con không tách khỏi cơ thể mẹ.(0,5đ)
 Câu 9.( 1 điểm) Giun đũa kí sinh trong ruột người lại không bị dịch tiêu hóa trong ruột người phân hủy vì cơ thể Giun đũa được bao bọc bởi lớp cuticun giúp cơ thể luôn căng phồng tránh được tác dụng của dịch tiêu hóa.
 Câu 10.( 1,5 điểm) 
 a. Tác hại của Giun tròn:	(1đ)
 - Thực vật thối rữa, năng suất giảm
 - Động vật gầy, năng suất chất lượng giảm
 - Người bị xanh xao, gầy yếu
 b. Các biện pháp phòng tránh Giun tròn kí sinh	( 0,5đ)
 Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_7_co_dap_an_va_bieu_die.doc