Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu I: (4 Điểm)  Trả lời các câu hỏi sau:

      1- Thế nào là hai lực cân bằng? Thế nào là một đại lượng véc tơ?

      2- Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích các đại lượng trong công thức?

      3- Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học? Giải thích các đại lượng trong công thức?

Câu II: (2,5 Điểm) Một đoàn tàu chuyển động với lực kéo là 9000N. 

Trong 3 phút, đầu tàu đã thực hiện được một công là 12960 kJ.

a- Tính vận tốc trung bình của đoàn tàu theo đơn vị m /s?

b- Biểu diễn lực kéo của đầu tàu với tỉ xích 1cm ứng với 1000 N. (Biểu diễn đoàn tàu bằng một hình chữ nhật nằm ngang)

doc 2 trang Anh Hoàng 01/06/2023 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Phòng GD - ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
 Ninh Giang Năm học 2012-2013
 Môn: Vật lý 8
 (Thời gian : 45 phút)
Câu I: (4 Điểm) Trả lời các câu hỏi sau:
 1- Thế nào là hai lực cân bằng? Thế nào là một đại lượng véc tơ?
 2- Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích các đại lượng trong công thức?
 3- Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học? Giải thích các đại lượng trong công thức?
Câu II: (2,5 Điểm) Một đoàn tàu chuyển động với lực kéo là 9000N. 
Trong 3 phút, đầu tàu đã thực hiện được một công là 12960 kJ.
a- Tính vận tốc trung bình của đoàn tàu theo đơn vị m /s?
b- Biểu diễn lực kéo của đầu tàu với tỉ xích 1cm ứng với 1000 N. (Biểu diễn đoàn tàu bằng một hình chữ nhật nằm ngang)
Câu III:(3,5 Điểm) Có một khối sắt đặc, thể tích 2 dm3 và một bình hình trụ cao 1,2m đựng đầy thuỷ ngân. 
Biết trọng lượng riêng của sắt và thuỷ ngân lần lượt là 78000 N/m3 và 130000 N/m3.
 a- Tính áp suất của thuỷ ngân tại một điểm cách đáy bình 40cm?
 b- Nếu thả khối sắt đó vào bình thuỷ ngân thì khối sắt nổi hay chìm? Tại sao? 
 c- Tính lực đẩy Ácsimét lên khối sắt đó khi nó nhúng ngập trong thuỷ ngân?
 ================== Hết=====================
Phòng GD - ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8
 Ninh Giang Học kì I - Năm học 2012-2013
Câu I : (4 Điểm) 
 1- Nêu đúng hai lực cân bằng là gì . 1đ
 Nêu đúng đại lượng véc tơ là gì . 0,5đ
 2- Viết đúng công thức tính áp suất chất lỏng . 0,5đ
 Giải thích đúng các đại lượng trong công thức. 0,5đ
 3- Nêu đúng điều kiện có công cơ học. 0,5đ
 Viết đúng công thức tính công cơ học. 0,5đ
 Giải thích đúng các đại lượng trong công thức. 0,5đ
Câu II: (2,5 Điểm) 
a- Quãng đường đoàn tàu đi được trong thời gian 3 phút:
 s = = = 1440 (m) 1đ
Vận tốc trung bình của đoàn tàu là: 
 v = (m/s) 1đ b- Biểu diễn lực theo đúng tỉ xích. 0,5đ
Câu III : (3,5 Điểm)
 Đổi: 3 dm3 = 0,002 m3 ; 40 cm = 0,4 m 0,5đ
 a- Độ sâu của điểm tính áp suất:
 h = 1,2 – 0,4 = 0,8 m 0,5đ
 Áp suất của thuỷ ngân tại điểm đó là: 
 p = d.h = 130000 . 0,8 = 104000 (N/m2) 0,5đ 	 b- Nếu thả khối sắt đó vào bình thuỷ ngân thì khối sắt sẽ nổi. 0,5đ Vì: Trọng lượng riêng của sắt nhỏ hơn trọng lượng riêng của thuỷ ngân. 0,5đ
 c- Áp dụng công thức: FA = d . V 0,5đ
 FA = 130000 . 0,002 = 260(N) 0,5đ
 ================== Hết=====================
(GV ra đề : Bùi Anh Tuấn - Trường THCS Nghĩa An)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_201.doc