Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1(2 điểm). Thoái hóa giống là gì? Nguyên nhân ?
Câu 2(2,5 điểm).
a- Các sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? đặc điểm của các mối quan hệ đó?
b- Người ta ứng dụng các mối quan hệ cùng loài trong sản xuất như thế nào?
Câu 3(3,5 điểm) Chuỗi thức ăn là gì? Lập một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích và xác định các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG DỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2 Năm học: 2015 – 2016 Môn: Sinh học 9 Thời gian 45 phút Câu 1(2 điểm). Thoái hóa giống là gì? Nguyên nhân ? Câu 2(2,5 điểm). a- Các sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? đặc điểm của các mối quan hệ đó? b- Người ta ứng dụng các mối quan hệ cùng loài trong sản xuất như thế nào? Câu 3(3,5 điểm) Chuỗi thức ăn là gì? Lập một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích và xác định các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn đó? Câu 4( 2 điểm) Ô nhiễm môi trường có tác hại như thế nào đối với sức khoẻ con người? Hết PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2 Năm học: 2015 – 2016 Môn: Sinh học 9 Câu Đáp án Điểm 1 (2điểm) 2 - Khái niệm: Thoái hóa giống là hiện tượng các cá thể ở những thế hệ kế tiếp có sức sống giảm dần, sinh trưởng phát triển chậm, khả nănng chống chịu kém, năng xuất giảm , xuất hiện nhiều biến dị có hại - Nguyên nhân: Khi giao phối cận huyết ở động vật hoặc tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần xuất hiện nhiều kiểu gen đồng hợp lặn xấu biểu hiện kiểu hình có hại 1 1 2 (2,5 điểm) 2,5 a- Các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ chính: + Quan hệ hỗ trợ: các sinh vật cùng loài thường sống thành bầy đàn, quần tụ bên nhau để hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường, hỗ trợ nhau kiếm ăn, chống lại kẻ thù. + Quan hệ cạnh tranh: Khi số lượng cá thể trong bầy đàn tăng mà điều kiện môi trường không đáp ứng đủ nguồn sống thì xuất hiện sự cạnh tranh giữa các cá thể về thức ăn, chỗ ở, cá thể cái trong mùa sinh sản b- Ứng dụng + Trong chăn nuôi lợn, vịt theo đàn để kích thích vật nuôi hay ăn. + Trồng cây, chăn nuôi với mật độ phù hợp, cung cấp đủ thức ăn và dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại tạo điều kiện tốt cho vật nuôi và cây trồng phát triển 0,75 0,75 1 3 (3,5 điểm) 3,5 - Khái niệm: chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. - Lập 1 chuỗi thức ăn có 5 mắt xích đúng - Xác định thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn đúng + Sinh vật sản xuất: + Sinh vật tiêu thụ: + Sinh vật phân giải: 1 1 0,5 0,5 0,5 4 (2 điểm) 2 - Hậu quả ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người là: + Chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước là môi trường truyền bệnh dịch cho con người . + Nước thải sinh hoạt và công nghiệp đặc biệt từ bệnh viện mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm gây nhiều bệnh hiểm nghèo. + Khí thải từ các lò gạch, từ xe ô tô, xe máylàm ô nhiễm không khí, gây bệnh phổi cho con người + Các chất độc hoá học phát sinh do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống và không khí có thể gây tử vong, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 0,5 0,5 0,5 0,5 .Hết
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2.doc