Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,5 điểm): 

     a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

     b) Nêu 2 cách để nhận biết một thấu kính đã cho là thấu kính phân kì?

Câu 2 (2,0 điểm):

     Một máy biến thế dùng trong gia đình cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4000 vòng. Tính số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.

Câu 3 (2,0 điểm): Có một tấm lọc A màu đỏ và một tờ giấy màu trắng đặt ở phía dưới tấm lọc.

     a) Dưới ánh sáng trắng, nhìn tờ giấy qua tấm lọc A ta thấy tờ giấy có màu gì? Vì sao?

     b) Đặt thêm một tấm lọc B màu vàng phía dưới tấm lọc A. Dưới ánh sáng trắng, nhìn tờ giấy trên qua cả hai tấm lọc A và B, ta thấy tờ giấy có màu gì? Vì sao?

Câu 4 (3,5 điểm)

     Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 36cm.

    a) Hãy vẽ ảnh của vật AB và nêu tính chất của ảnh ?

doc 3 trang Anh Hoàng 29/05/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHÂT LƯỢNG HỌC KÌ 2
 Năm học 2014-2015
Môn: Vật lý 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 1 (2,5 điểm): 
 a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
 b) Nêu 2 cách để nhận biết một thấu kính đã cho là thấu kính phân kì?
Câu 2 (2,0 điểm):
 Một máy biến thế dùng trong gia đình cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4000 vòng. Tính số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.
Câu 3 (2,0 điểm): Có một tấm lọc A màu đỏ và một tờ giấy màu trắng đặt ở phía dưới tấm lọc.
 a) Dưới ánh sáng trắng, nhìn tờ giấy qua tấm lọc A ta thấy tờ giấy có màu gì? Vì sao?
 b) Đặt thêm một tấm lọc B màu vàng phía dưới tấm lọc A. Dưới ánh sáng trắng, nhìn tờ giấy trên qua cả hai tấm lọc A và B, ta thấy tờ giấy có màu gì? Vì sao?
Câu 4 (3,5 điểm): 
 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 36cm.
 a) Hãy vẽ ảnh của vật AB và nêu tính chất của ảnh ?
 b) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính.
 c) Phía sau thấu kính đặt một màn chắn M sao cho màn M vuông góc với trục chính của thấu kính và ảnh hiện rõ nét trên màn. Giữ cố định màn M và vật AB, dịch chuyển thấu kính (dọc theo trục chính của nó) trong khoảng giữa vật và màn M thì thấy có một vị trí nữa của thấu kính cũng cho ảnh rõ nét trên màn. Hỏi hai vị trí của thấu kính (cho ảnh rõ nét trên màn) cách nhau một khoảng bằng bao nhiêu?
---------Hết---------
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN VẬT LÝ 9
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(2,5 điểm)
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
b) Hai cách nhận biết thấu kính đã cho là thấu kính phân kì:
- Dùng tay sờ thấy: phần giữa mỏng hơn phần rìa.
- Quan sát ảnh của ngón tay qua thấu kính thấy: ảnh cùng chiều và nhỏ hơn vật.
1đ
0,75đ
0,75đ
Câu 2
(2,0 điểm)
- Tóm tắt đúng.
- Áp dụng công thức của máy biến thế: .
 Suy ra: .
- Thay số ta được: n2 = = 109,1 vòng 110 vòng.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
Câu 3
(2,0 điểm)
a) Ánh sáng trắng là tập hợp vô số các ánh sáng màu, qua tấm lọc A bị tấm lọc A hấp thụ hết trừ ánh sáng màu đỏ. 
 - Ánh sáng đỏ này, tới tờ giấy màu trắng bị tờ giấy tán xạ tới mắt. Do đó ta nhìn thấy tờ giấy màu đỏ.
b) Tương tự như trên ta thấy: Ánh sáng đỏ từ tấm lọc A tới tấm lọc B, bị tấm lọc B hấp thụ hết nên không có ánh sáng tới mắt ta. Do đó ta nhìn thấy tờ giấy có màu đen.
0,75đ
0,5đ
0,75đ
Câu 4
(3,5 điểm)
A
B
A/
B/
I
F
F/
O
M
a) Ta có hình vẽ:
 - Ảnh A/B/ là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
b) - Gọi khoảng cách từ vật tới thấu kính là d, khoảng cách từ ảnh của vật tới thấu kính là d/.
- Tam giác AOB đồng dạng với tam giác A/OB/ (g.g), ta có:
 (1)
- Tam giác OIF/ đồng dạng với tam giác A/B/F/ (g.g), ta có:
 (2)
- Mà OI = AB nên từ (1) và (2) suy ra: (3)
- Thay số vào (4) ta được: d/ = 18 cm.
 Vậy ảnh cách thấu kính một đoạn bằng 18 cm.
c) Cách 1: Nếu đặt vật AB cách thấu kính một đoạn d1 = d thì cho ảnh hiện rõ trên màn. Nếu đặt vật AB ở màn thì cho ảnh ở đúng vị trí của vật AB ban đầu (nguyên lí thuận ghịch của chiều truyền ánh sáng). Do dó vị trí thứ hai của thấu kính cách vật AB một đoạn:
 d2 = d/ = 18 cm.
- Vậy hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn cách nhau một đoạn: d1- d2 = 36 - 18 = 18 cm.
Cách 2: 
- Do khoảng cách AB và màn M cố định nên ta có:
 d + d/ = 54 (4).
- Theo (3) ta có: d/ = , thay vào (4) ta được:
 d + = 54 .
 d1 = 36 cm hoặc d2 = 18 cm.
- Vậy hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn cách nhau một đoạn: d1- d2 = 36 - 18 = 18 cm.
1,0đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
*Chú ý: - Nếu học sinh có cách giải khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa.
 - Nếu sai đơn vị thì trừ điểm toàn bài như sau: nếu sai 2 lỗi trở xuống thì trừ toàn bài 0,25 điểm; nếu sai trên 2 lỗi thì trừ toàn bài 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_201.doc