Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

 

Câu 1( 2 điểm)

a.  Chép lại nguyên văn theo trí nhớ bản phiên âm bài thơ “ Sông núi nước Nam”.

b. Tương truyền bài thơ này do Lý Thường Kiệt sáng tác trong thời kì kháng chiến chống quân Tống xâm lước 1077. Theo em nếu đặt bài thơ trong hoàn cảnh đó, nó có tác động như thế nào đối với tinh thần kháng chiến của quân dân Đại Việt?

Câu 2 ( 2 điểm) 

     Cho khổ thơ : “ Cháu chiến đấu hôm nay

                   Vì lòng yêu Tổ quốc

                   Vì xóm làng thân thuộc

                   Bà ơi, cũng vì bà

                   Vì tiếng gà cục tác

                   Ổ trứng hồng tuổi thơ.”                     

( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) 

         Hãy xác định biện pháp nghệ thuật có sử dụng trong khổ thơ. Và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

doc 3 trang Anh Hoàng 02/06/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học:2015- 2016
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1( 2 điểm)
a. Chép lại nguyên văn theo trí nhớ bản phiên âm bài thơ “ Sông núi nước Nam”.
b. Tương truyền bài thơ này do Lý Thường Kiệt sáng tác trong thời kì kháng chiến chống quân Tống xâm lước 1077. Theo em nếu đặt bài thơ trong hoàn cảnh đó, nó có tác động như thế nào đối với tinh thần kháng chiến của quân dân Đại Việt?
Câu 2 ( 2 điểm) 
 Cho khổ thơ : “ Cháu chiến đấu hôm nay
	Vì lòng yêu Tổ quốc
	Vì xóm làng thân thuộc
	Bà ơi, cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	Ổ trứng hồng tuổi thơ.” 
( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) 
 Hãy xác định biện pháp nghệ thuật có sử dụng trong khổ thơ. Và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3 (6 điểm)
 Viết một bài văn biểu cảm về vẻ đẹp của quê mình.
---- Hết ----
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
( 2 điểm)
a. ( 1 điểm): Bản phiên âm bài thơ: Sông núi nước Nam 
	Nam quốc sơn hà Nam đế cư
	Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
	Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
	Những đẳng hành khan thủ bại hư.
Chép đúng và chính xác được 1 điểm. Sai 2 lỗi trừ 0,25 điểm ( sai từ, câu, chính tả).
b. ( 1 điểm): 
- Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn về dân tộc. 
 - Là nguồn cổ vũ, khích lệ to lớn tới tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc. 
- 1 điểm 
- 0,5 điểm
- 0,5 điểm
Câu 2
(2 điểm)
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ: Từ “vì” được điệp lại 4 lần trong khổ thơ.
- Tác dụng:
+ Từ " vì" được điệp lại tới bốn lần nhằm khẳng định mục đích chiến đấu thật thiêng liêng và cao đẹp nhưng cũng rất đỗi bình dị của người lính trẻ: chiến đấu vì Tổ quốc thiêng, vì quê hương bền chặt, vì tình bà sâu nặng, vì tiếng gà thân thuộc, vì ổ trứng hồng tuổi thơ yêu dấu..
+ Khổ thơ là những suy nghĩ, lời tuyên thệ và cũng là lời hứa của người lính trẻ khi đi chiến đấu được khơi gợi lên từ âm thanh của tiếng gà trưa. 
- 0,5 điểm
- 0,75 điểm
- 0,75 điểm
Câu 3
(6 điểm)
I. Yêu cầu chung
1. Về nội dung
- Thể hiện được một cách sinh động và chân thực vẻ đẹp của quê hương từ cảnh sắc thiên nhiên đến nét văn hóa và con người
- Cảm xúc, tình cảm phải đẹp, chân thành và trong sáng.
2. Về hình thức và kĩ năng 
- Trình bày khoa học, sạch đẹp, có bố cục rõ ràng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết được một bài văn biểu cảm;
 - Triển khai các ý thành các đoạn văn có sự liên kết và mạch lạc.
- Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, tự sự để làm cơ sở cho biểu cảm. Bước đầu biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, so sánh... để gửi gắm tư tưởng, tình cảm.
II. Đáp án 
a. Mở bài:
 - Những cảm xúc về hình ảnh của quê hương.
 - Giới thiệu về quê hương mình.
b. Thân bài: 
+ Hình ảnh quê hương, một hình ảnh thiêng liêng trong trái tim của mỗi người.
+ Những hình ảnh đẹp của quê hương: Có dòng sông xanh biếc, có cánh đồng lúa bát ngát, có hàng tre xanh bóng mát....
+ Con người thôn quê hồn hậu, nghĩa tình, gắn liền với những nét văn hóa đẹp...những lễ hội truyền thống.
+ Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
c. Kết bài:- Lòng tự hào, yêu thương quê hương.
 - Mong muốn và hứa hẹn.
III. Biểu điểm
+ Bài viết có đủ 3 phần. Trình bày được đầy đủ các ý. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. Trình bày rõ ràng, tách đoạn tốt. Ít mắc lỗi chính tả. 
+ Có đủ 3 phần, đủ ý, viết ít mắc lỗi nhưng cảm xúc chưa đậm đà và sâu sắc. 
+ Có đủ 3 phần, ý chưa phong phú, có ít cảm xúc và còn mắc lỗi diễn đạt. 
+ Bài viết hời hợt, sơ sài, ít cảm xúc, mắc nhiều lỗi về chính tả và lỗi diễn đạt. 
+ Không đạt được các thang điểm trên.
+ Trình bày sạch đẹp, sáng tạo
	Căn cứ vào thực tế bài viết của hs mà Gv chấm điểm linh hoạt.
5-5,5 
4-4,5 
3-3,5 
2-2,5 
1-1,5 
0,5 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc