Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Hải (Có đáp án và biểu điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Câu 2: (3 điểm)

a) Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

b) Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 

Câu 3: (2,5 điểm)

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?

b) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?

Câu 4: (3 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

doc 2 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Hải (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Hải (Có đáp án và biểu điểm)

Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Ninh Hải (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Câu 2: (3 điểm)
a) Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?
b) Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 
Câu 3: (2,5 điểm)
a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
b) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Câu 4: (3 điểm)
Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.
 a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
 b) Chất rắn này là chất gì?
 c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
 d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
 e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?
g) Từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 chất rắn này tồn tại ở thể nào?
8
11
0
60
80
t (ph)
0C
86
15
Đáp án – Biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1: (1,5đ)
- Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo vật so với khi kéo trực tiếp.
- Ròng rọc động giúp làm giảm lực kéo vật so với khi kéo trực tiếp.
0,75đ
0,75đ
Câu2: (3đ)
a) 
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích tiếp xúc.
0,75đ
0,75đ
b) 
- Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là nhiệt kế.
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự co dãn vì nhiệt của các chất.
0,75đ
0,75đ 
Câu3: (2,5đ)
a) - Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí:
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b) - Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên thành trong của cốc nóng lên nở ra trước, lớp thủy tinh bên thành ngoài của cốc chưa kịp nở ra. Do vậy cốc dễ bị nứt vỡ.
- Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì toàn bộ cốc nóng lên và nở ra gần như đồng thời. Do đó cốc khó bị nứt vỡ.
0,5đ
0,5đ
Câu 4: (3đ)
a) Ở nhiệt độ 800C chất rắn này bắt đầu nóng chảy.
0,5đ
b) Chất rắn này là băng phiến.
0,5đ
c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần 8 phút.
0,5đ
d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao 3 phút.
0,5đ
e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ 8 và kết thúc ở phút thứ 11. 
0,5đ
g) Từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 chất rắn này tồn tại ở thể rắn và lỏng.
0,5đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_20.doc