Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Vạn Phúc (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2.5 điểm) 

       Một người kéo một thùng cát  từ tầng một lên tầng hai cao 4m lên đều trong 10 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 300N. Tính công suất của người kéo?

Câu 2 (2,5 điểm) Thế nào là sự đối lưu? Bức xạ nhiệt? Môi trường chủ yếu xảy ra sự đối lưu, bức xạ nhiệt ?

Câu 3 (2.5điểm) 

          a) Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng? 

          b) Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K nghĩa là gì? 

Câu 4. (2,5 điểm)

Một miếng chì có khối lượng 50g và một miếng đồng có khối lượng 100g cùng được đun nóng đến nhiệt độ 1000C rồi thả vào cùng một chậu nước, nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Biết nhiệt dung riêng của chì, đồng và nước lần lượt là: c1= 130J/kg.K, c2 = 380J/kg.K, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho chậu và môi trường xung quanh. Tính:

doc 3 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Vạn Phúc (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Vạn Phúc (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Vạn Phúc (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2014 - 2015 
MÔN: VẬT LÍ 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2.5 điểm) 
	Một người kéo một thùng cát từ tầng một lên tầng hai cao 4m lên đều trong 10 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 300N. Tính công suất của người kéo?
Câu 2 (2,5 điểm) Thế nào là sự đối lưu? Bức xạ nhiệt? Môi trường chủ yếu xảy ra sự đối lưu, bức xạ nhiệt ?
Câu 3 (2.5điểm) 
	a) Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng? 
	b) Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K nghĩa là gì? 
Câu 4. (2,5 điểm)
Một miếng chì có khối lượng 50g và một miếng đồng có khối lượng 100g cùng được đun nóng đến nhiệt độ 1000C rồi thả vào cùng một chậu nước, nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Biết nhiệt dung riêng của chì, đồng và nước lần lượt là: c1= 130J/kg.K, c2 = 380J/kg.K, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho chậu và môi trường xung quanh. Tính:
Nhiệt lượng nước thu vào.
Cho khối luợng của nước là 42,4g, tìm nhiệt độ lúc đầu của nước.
---Hết---
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2014 - 2015 
MÔN: VẬT LÍ 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1(2.5điểm)
tóm tắt:
F = 300 N, t= 10(s)
s = 4 m
P=?
 Công của lực kéo là:
 A = F .s = 300. 4 = 1200 J.
 Công suất của người kéo là:
 P = A/t = 1200/ 10 = 120 W.
 0,5điểm
1điểm
1điểm
Câu 2
(2.5điểm)
 - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
 - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
 +Bức xạ nhiệt chủ chủ yếu xảy ra trong môi trường chất khí và chân không.
 + Đối lưu chỉ xảy ra trong môi trường chất lỏng và khí.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm 
0.5điểm 
Câu 3
(2.5điểm)
a/ - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
 - Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = c. m. t.
 + c là nhiệt dung riêng của chất, đo bằng J/kg.K
 + m: khối lượng của vật, đo bằng kg.
 +t: độ thay đổi nhiệt độ, t = 
b/ Nghĩa là muốn cho 1 kg nhôm nóng thêm 10C cần truyền cho nhôm một nhiệt lượng 880 J 
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
1điểm
Câu 4
(2.5điểm)
Tóm tắt đúng
Nhiệt lượng của miếng chì tỏa ra là: 
 Q1 = m1.c1(t01 - t) 
 = 0,05.130.(100 - 60) = 260(J)
Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là: 
 Q2 = m2.c2(t02 - t) 
 = 0,1.380.(100 – 60) = 1520(J)
- Vì bỏ qua nhiệt lượng truyền cho chậu và môi trường xung quanh, nên ta có phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
- Vậy nhiệt lượng nước thu vào là: 
Q3 = Q1 + Q2
 = 260 + 1520 = 1780 (J)
b) Ta có: Q3 = m3.c3(t – t03) 
 1780 = 0,0424.4 200.(60 – t03) => t03 500
0,5 điểm
0.25điểm
 0.25điểm
'
0.25 điểm
0.25điểm
0,25điểm
0.25điểm
0,25điểm
0.25điểm
 ---Hết---

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_20.doc