Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

  " Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? Văn bản thuộc thể loại nào?

b. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 2 (2,0 điểm)

a. Xác định thành phần câu của câu văn sau và cho biết đó là câu miêu tả hay câu tồn tại?

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính

b. Đặt một câu trần thuật đơn có từ “là” dùng để giới thiệu. Xác định chủ ngữ, vị ngữ  trong câu  văn đó.

docx 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2
Môn:Ngữ văn 6
Năm học 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
 " Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? Văn bản thuộc thể loại nào?
b. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Xác định thành phần câu của câu văn sau và cho biết đó là câu miêu tả hay câu tồn tại?
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
b. Đặt một câu trần thuật đơn có từ “là” dùng để giới thiệu. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn đó.
Câu 3 (5 điểm): Em hãy viết bài văn tả một người thân yêu và gần gũi nhất với mình. 
-------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2
Môn:Ngữ văn 6
Năm học 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
 " Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả?
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Xác định thành phần câu của câu văn sau và cho biết đó là câu miêu tả hay câu tồn tại?
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
b. Đặt một câu trần thuật đơn có từ “là” dùng để giới thiệu. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn đó.
Câu 3 (5 điểm): Em hãy viết bài văn tả một người thân yêu và gần gũi nhất với mình. 
-----------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ Văn 6
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1.a
 - Văn bản: Cây tre Việt Nam
 - Tác giả: Thép Mới
 - Thể loại: tuỳ bút
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 1.b
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là nhân hóa
- Tác giả dùng những từ ngữ chỉ hành động, phẩm chất, tính cách của người để miêu tả và giới thiệu về cây tre: chống lại, xung phong, giữ, hi sinh, anh hùng.
- Tác dụng:
+ Giúp cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, sinh động và thân thiết với con người.
+ Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước.
 + Tre là biểu tượng tuyệt đẹp con người Việt Nam dũng cảm, can trường, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu
2.a
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình mái chùa cổ kính
 VN CN
- Câu trên là câu tồn tại
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu
2.b
- HS đặt được đúng kiểu câu trần thuật đơn có từ là dùng để giới thiệu. VD: Em là học sinh lớp 6A
- Xác định được CN- VN trong câu văn
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
* Yêu cầu chung
- Kiểu bài: Tả người
- Đối tượng tả: một người thân yêu và gần gũi nhất với em (HS có thể chọn tả ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...)
- Biết kết hợp giữa miêu tả với các yếu tố tự sự và biểu cảm song không lạc sang kiểu bài tự sự.
- Biết vận dụng các biện pháp tu từ đã học để làm nổi bật đối tượng miêu tả.
- Văn trong sáng, diễn đạt phù hợp
- Bố cụ đủ 3 phần: Mở bài- thân bài - kết bài.
* Yêu cầu cụ thể
- Mở bài: Giới thiệu chung người được tả. Mối quan hệ của em với người được tả
- Thân bài: Miêu tả cụ thể:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, sở thích... 
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
* Biểu điểm
- Điểm 5: Đạt nội dung, diễn đạt lưu loát, lời văn giàu hình ảnh, đan xen khéo léo các phương thức biểu đạt để làm nổi bật đối tượng miêu tả, tạo ấn tượng rõ nét về đối tượng miêu tả. Biết sử dụng nhần nhuyễn các cách trình bày, diễn đạt, kiểu câu, dấu câu...chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 3- 4: Đạt các yêu cầu trên, viết văn tương đối lưu loát. Song còn một số lỗi nhỏ về các câu và chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 1-2 : Xác định chưa chính xác yêu cầu của đề bài, lạc sang kể và ít miêu tả.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
0,5 điểm
4 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_2_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.docx