Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3điểm).

            Cho đoạn thơ sau :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b. Xác định nội dung chính của khổ thơ.

c. Tìm trong bài một câu thơ khác cũng có hình ảnh mặt trời, (có cấu trúc giống với câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”), nêu điểm khác biệt của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đó.

Câu 2 (2 điểm).

            Giải thích ngắn gọn quan niệm sau của Tuân Tử: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên".

doc 3 trang Anh Hoàng 02/06/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1 (3điểm).
	Cho đoạn thơ sau :
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Xác định nội dung chính của khổ thơ.
c. Tìm trong bài một câu thơ khác cũng có hình ảnh mặt trời, (có cấu trúc giống với câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”), nêu điểm khác biệt của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đó.
Câu 2 (2 điểm).
	Giải thích ngắn gọn quan niệm sau của Tuân Tử: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên".
Câu 3 (5 điểm).
 Những chuyện buồn vui tuổi học trò.
------------Hết----------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1 (3điểm).
	Cho đoạn thơ sau :	
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Xác định nội dung chính của khổ thơ.
c. Tìm trong bài một câu thơ khác cũng có hình ảnh mặt trời, (có cấu trúc giống với câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”), nêu điểm khác biệt của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đó.
Câu 2 (2 điểm).
	Giải thích ngắn gọn quan niệm sau của Tuân Tử: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên".
Câu 3 (5 điểm).
 Những chuyện buồn vui tuổi học trò.
------------Hết----------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIẾM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
Câu
Đáp án
Điểm
 Câu 1
(3 điểm)
a. Khổ thơ được trích trong văn bản: "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận.
- Bài thơ được sáng tác năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của Huy Cận ra vùng mỏ Quảng Ninh.
0.5
0,5
b. Khổ thơ khắc họa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong cảnh thiên nhiên đẹp.
- Con người ra khơi với niềm tin yêu, lạc quan, khí thế tưng bừng, sôi nổi...
0.5
0.5
c. Câu thơ trong khổ 1:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa"(1)
Câu thơ khác có hình ảnh mắt trời là:
"Mặt trời đội biển nhô màu mới"(2)
- Điểm khác biệt của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ:
+ Câu (1) mặt trời "xuống biển" xuất hiện vào buổi chiều khi đoàn thuyền ra khơi, câu (2) mặt trời "đội biển" xuất hiện vào buổi sáng khi đoàn thuyền trở về.
+ Câu (1) mặt trời được nhân hóa và so sánh, câu (2) mặt trời cũng được nhân hóa nhưng "mặt trời nhô màu mới" còn hàm ý ẩn dụ cho thành quả lao động tốt đẹp, cho niềm vui, cho tương lai tươi sáng....
0.25
0.5
0.25
Câu 2
(2 điểm)
Giải thích câu nói: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên".
+ "Đường gần": khoảng cách ngắn, có thể dễ dàng vượt qua mà không tốn nhiều sức lực.
+ "Việc nhỏ": công việc đơn giản, dễ dàng thực hiện.
+ "Chẳng đi", "chẳng làm": không thực hiện, không hành động... (lười, ỷ lại...)
+ "Chẳng đến", "chẳng nên": không thành công, không thu được kết quả...
=> Mượn những việc rất nhỏ, rất bình thường trong cuộc sống để nhấn mạnh vấn đề: Không có một thành quả nào - dù là nhỏ nhất - tự nhiên mà có được.
=> Muốn có thành công, muốn đạt được mục đích... cần hành động ngay và cần bắt đầu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất...
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
0,5
Câu 3
(5 điểm)
* Về hình thức: 
- Truyện có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả...
- Trình bày sạch đẹp.
- Hành văn trong sáng.
* Về nội dung:
- Học sinh có thể kể những chuyện buồn, vui hoặc chỉ kể một chuyện hoặc buồn, hoặc vui.
- Truyện có nhân vật, sự việc, diễn biến cốt truyện, có các lời thoại, kết hợp miêu tả, nghị luận...
- Bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ về tuổi học trò, về tình bạn, tình thầy trò, tình cảm với mái trường...
- Biết trân trọng tuổi học trò, biết ước mơ, hoài bão...
* Biểu điểm:
- Điểm tối đa: đáp ứng đầy đủ về yêu nội dung và hình thức.
- Điểm chưa tối đa: căn cứ từng bài làm cụ thể để xác định mức điểm cho phù hợp.
- Lạc đề: không cho điểm.
=> Vì đề bài có hướng mở nên khi chấm giáo viên cần có hướng nhìn "mở"để áp dụng biểu điểm cho linh hoạt.
	-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.doc