Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(1.5 điểm).

Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ và từ đó hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

Câu 2 (2.0 điểm). 

a. Nêu thành phần cấu tạo của máu? 

b. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có vai trò gì? 

Câu 3 (2.5 điểm) .

Trên đường đi học về, tình cờ em gặp một nhóm học sinh lớp 7 đang đưa một em bé khoảng 8 tuổi bị đuối nước đã bất tỉnh lên bờ nhưng không biết tiến hành sơ cứu cho em đó ra sao. Với kiến thức đã học, em sẽ làm gì để giúp em bé đó?

Câu 4 (1.5 điểm).

Những đăc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

doc 3 trang Anh Hoàng 02/06/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
Năm học 2016 – 2017
 Môn: Sinh 8
Thời gian làm bài: 45phút
Câu 1(1.5 điểm).
Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ và từ đó hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
Câu 2 (2.0 điểm). 
a. Nêu thành phần cấu tạo của máu? 
b. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có vai trò gì? 
Câu 3 (2.5 điểm) .
Trên đường đi học về, tình cờ em gặp một nhóm học sinh lớp 7 đang đưa một em bé khoảng 8 tuổi bị đuối nước đã bất tỉnh lên bờ nhưng không biết tiến hành sơ cứu cho em đó ra sao. Với kiến thức đã học, em sẽ làm gì để giúp em bé đó?
Câu 4 (1.5 điểm).
Những đăc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 5 (2.0 điểm).
Thế nào là đồng hóa và dị hóa? Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?
-----Hết-----
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
Năm học 2016 – 2017
 Môn: Sinh 8
Thời gian làm bài: 45phút
Câu 1(1.5 điểm).
Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ và từ đó hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
Câu 2 (2.0 điểm). 
a. Nêu thành phần cấu tạo của máu? 
b. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có vai trò gì? 
Câu 3 (2.5 điểm) .
Trên đường đi học về, tình cờ em gặp một nhóm học sinh lớp 7 đang đưa một em bé khoảng 8 tuổi bị đuối nước đã bất tỉnh lên bờ nhưng không biết tiến hành sơ cứu cho em đó ra sao. Với kiến thức đã học, em sẽ làm gì để giúp em bé đó?
Câu 4 (1.5 điểm).
Những đăc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 5 (2.0 điểm).
Thế nào là đồng hóa và dị hóa? Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?
-----Hết-----
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: Sinh 8
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 (1.5 đ)
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. 
- Ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng tay giật lại 
- Phân tích: Nhiệt kích thích vào cơ quan thụ cảm ở da làm xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ tay làm cơ co tay giật lại. 
Chú ý: HS cho VD khác phân tích đúng vẫn được điểm tối đa 
0.5
0.5
0.5
Câu 2 (2.0 đ)
a) Nêu thành phần cấu tạo của máu.
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%).
- Các tế bào máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
0.5
b)
- Vai trò của hồng cầu: Vận chuyển oxy và cacbonic
- Vai trò của tiểu cầu: đã tham gia hình thành một khối máu đông bịt kín vết thương. Hạn chế chảy máu và chống mất máu cho cơ thể. 
- Vai trò của bạch cầu: Tạo ra các hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể.
0.5
0.5
0.5
Câu 3
(2.5 đ)
* Tiến hành sơ cứu kết hợp với gọi người đến giúp sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
* Cách sơ cứu: tiến hành hà hơi thổi ngạt phối hợp xen kẽ ấn lồng ngực cho đến khi em bé có nhịp thở trở lại.
- Hà hơi thổi ngạt: 
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
+ Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
+ Hít một hơi thật sâu rồi ghé môi sát miệng nạn nhân
+ Thổi hết sức vào phổi nạn nhân
- Ấn lồng ngực:
+ Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau và lên ngực trái của nạn nhân
+ Dùng sức nặng cơ thể ép 2 bàn tay vào ngực nạn nhân
0.5
0.5
1
0.5
Câu 4 
(2.0 đ)
Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
+ Ruột non dài ( người trưởng thành: 2,8 – 3,2 m).
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp; có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ.
+ Mạng lưới mao mạch máu và mạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.
=> Tổng diện tích bề mặt lên tới 400 - 500 m2, hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5
(2.0 đ)
* Đồng hóa: Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.
* Dị hóa: Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.
* Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.
Các chất được tổng hợp từ đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó năng lượng được tích lũy ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 
Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất với nhau. Vì vậy nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.
0.5
0.5
0.5
0.5
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2.doc