Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2.5 điểm).
a, Nêu nội dung của quy luật phân li.
b, Ở cây lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp và do 1 cặp gen quy định. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con khi cho cây thân cao lai với cây thân thấp.
Câu 2(3.0 điểm). Hai tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST 2n. Tế bào A đang tiến hành phân bào nguyên phân, tế bào B tiến hành phân bào giảm phân. Quan sát hoạt động NST của tế bào A tại kì đầu, kì giữa, kì sau của nguyên phân và tế bào B tại kì đầu, kì giữa, kì sau của giảm phân I có điểm gì khác nhau?
Câu 3 (3.0 điểm).
a, ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
b, Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 Năm học 2016 – 2017 Môn: Sinh 9 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1 (2.5 điểm). a, Nêu nội dung của quy luật phân li. b, Ở cây lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp và do 1 cặp gen quy định. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con khi cho cây thân cao lai với cây thân thấp. Câu 2(3.0 điểm). Hai tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST 2n. Tế bào A đang tiến hành phân bào nguyên phân, tế bào B tiến hành phân bào giảm phân. Quan sát hoạt động NST của tế bào A tại kì đầu, kì giữa, kì sau của nguyên phân và tế bào B tại kì đầu, kì giữa, kì sau của giảm phân I có điểm gì khác nhau? Câu 3 (3.0 điểm). a, ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? b, Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau: Mạch 1: – A – T – G – A – X – T – A –T – Câu 4( 1.5 điểm). Đột biến gen là gì, nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Tại sao đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật? ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 Năm học 2016 – 2017 Môn: Sinh 9 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1 (2.5 điểm). a, Nêu nội dung của quy luật phân li. b, Ở cây lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp và do 1 cặp gen quy định. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con khi cho cây thân cao lai với cây thân thấp. Câu 2(3.0 điểm). Hai tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST 2n. Tế bào A đang tiến hành phân bào nguyên phân, tế bào B tiến hành phân bào giảm phân. Quan sát hoạt động NST của tế bào A tại kì đầu, kì giữa, kì sau của nguyên phân và tế bào B tại kì đầu, kì giữa, kì sau của giảm phân I có điểm gì khác nhau? Câu 3 (3.0 điểm). a, ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? b, Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau: Mạch 1: – A – T – G – A – X – T – A –T – Câu 4( 1.5 điểm). Đột biến gen là gì, nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Tại sao đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật? ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: Sinh 9 Câu Đáp án Điểm 1 (2.5đ) a, Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tô di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. b, - Quy ước gen: A- thân cao, a- thân thấp - Cây thân cao có kiểu gen: AA hoặc Aa - Sơ đồ lai: + TH 1: P: AA (thân cao) x aa (thân thấp) GP: A a F1: Aa (thân cao) + TH 2: P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp) GP: A ; a a F1: 1/2Aa ; 1/2aa (1/2 thân cao : 1/2 thân thấp) 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2 (3đ) Mỗi kì đúng 0,5 điểm Giảm phân I Nguyên phân Đầu Xảy ra sự tiếp hợp giữa các NST kép tương đồng Không xảy ra sự tiếp hợp giữa các NST Giữa Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Sau Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. Các cromatit tách nhau ở tâm động phân li về 2 cực tế bào. 1 1 1 3 (3đ) a, ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đơn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: + Amk liên kết với Tmt + Tmk liên kết với Amt + Gmk liên kết với Xmt + Xmk liên kết với Gmt - Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn lại lấy nguyên liệu từ môi trường. b, - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2. Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch 2: - T – A – X – T – G – A – T –A – - Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT Bán bảo toàn, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con như sau: ADN con 1: Mạch 1 (cũ): - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch mới : - T – A – X – T – G – A – T –A – ADN con 2: Mạch mới : - A – T – G – A – X – T – A –T – Mạch 2 (cũ) : - T – A – X – T – G – A – T –A – 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 4 (1.5đ) * Đột biến gen: - Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc một số cặp nucleotit. - Nguyên nhân: Đột biến xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN. Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra. * Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0.5 0.5 0.5 ------------Hết----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2.doc