Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Kèm hướng dẫn chấm)
Cõu 1:(6,0 di?m)
Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ánh sáng trong văn bản “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen.
Cõu 2:(14,0 di?m)
Khát vọng tự do là ngọn lửa thiêng tạo nên sức hấp dẫn của nhiều bài thơ trong giai đoạn 1930-1945 của văn học nước nhà.
Dựa vào một số bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, “Khi con tu hú” của Tố Hữu và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Hưng Hà (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phỳt (khụng kể thời gian giao đề) Cõu 1:(6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ánh sáng trong văn bản “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen. Cõu 2:(14,0 điểm) Khát vọng tự do là ngọn lửa thiêng tạo nên sức hấp dẫn của nhiều bài thơ trong giai đoạn 1930-1945 của văn học nước nhà. Dựa vào một số bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, “Khi con tu hú” của Tố Hữu và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. =====HẾT===== Họ và tờn thớ sinh:..................................................................... Số bỏo danh:........................ UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng HSG huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 8 Câu 1: 1. Về kĩ năng: 1.1 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.2 Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc. 1.3 Chữ viết đẹp, không sai chính tả. 2. Về nội dung: Có nhiều hình ảnh ánh sáng xuất hiện trong truyện “Cô bé bán diêm”. HS có thể lần lượt kể tên các hình ảnh và cảm nhận ý nghĩa các hình ảnh đó; hoặc nêu hết các hình ảnh ánh sáng sau đó cảm nhận ý nghĩa; hoặc có cách lập ý khác. Dưới đây là một hướng gợi ý cảm nhận: 2.1 Cảm nhận chung: - ánh sáng là một trong hai phương diện quan trọng của cuộc sống(ánh sáng và bóng tối). Trong nghệ thuật, ánh sáng là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc hoạ con người và sự vật trong đời sống, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. - Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, ánh sáng được tác giả An-đéc-xen sử dụng không chỉ xây dựng bối cảnh, tạo tình huống, khắc hoạ nhân vật mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng cho nỗi niềm băn khoăn trăn trở về số phận con người. 2.2 Cảm nhận chi tiết các hình ảnh ánh sáng: 2.2.1 Hình ảnh “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”- ánh sáng đèn - Hình ảnh ánh sáng ở đây tạo bối cảnh cho câu chuyện: Đêm ba mươi Tết, “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” sum họp, ấm áp tạo sự tương phản, nhấn mạnh cảnh ngộ, thân phận của cô bé bán diêm. - ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn đánh thức trong tâm hồn cô bé bán diêm nỗi nhớ bà, nhớ những đêm ba mươi Tết đầm ấm trong quá khứ, là cầu nối cho những mộng tưởng của em sau đó. 2.2.2 Hình ảnh ánh sáng trong những lần em bé quẹt diêm- ánh sáng của diêm * Lần 1: “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”... “que diêm sáng rực như than hồng”, “ánh sáng kì dị làm sao”... “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một là sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. - ánh sáng của que diêm khiến cô bé mộng tưởng tới lò sưởi, than hồng ấm nóng, đến tổ ấm gia đình. ánh sáng vui mắt, hơi nóng dịu dàng từ lò sưởi phải chăng là hơi ấm dịu dàng của gia đình dành cho em khi bà em còn sống? * Lần 2: “Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên”... “Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay...” - Lần 1, em mơ đến bếp lửa(vì em đang chịu cảnh cái lạnh tái tê) lần 2 em nhớ tới món ăn trong gia đình(vì em đang phải chịu cảnh bị bỏ đói nhiều ngày). ánh sáng lần 1, 2 tạo tình huống truyện, khắc hoạ hoàn cảnh đáng thương của em bé. * Lần 3: “Em quẹt cây diêm thứ ba. Bỗng em thấy một cây thông Nô-en... Hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh...” - Nếu lần 1, 2 ánh sáng đánh thức những về mơ ước vật chất thì lần 3, ánh sáng đánh thức khát vọng về những giá trị tinh thần: Cây thông Nô-en, ánh sáng từ hàng ngàn ngọn nến...đó là đặc trưng của Tết, là hình ảnh đẹp đẽ lung linh trong trí nhớ em bé bán diêm. * Lần 4 và những lần tiếp theo: “Em quẹt que diêm nữa vào tường, một sánh sáng xanh toả ra xung quanh và em nhìn rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”... “Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe doạ họ nữa...” - Đây là hình ảnh ánh sáng đẹp nhất, lãng mạn nhất. ánh sáng từ que diêm thần kì này đã đưa người bà hiền hậu đến với em bé, đưa em đến với một thế giới không còn đói rét, khổ đau. ánh sáng như một phép thiêng làm thay đổi hoàn cảnh, bù đắp những thiệt thòi. 2.2.3 Hình ảnh ánh sáng ngày mồng một Tết- ánh sáng của mặt trời - “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang...”. - “Người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. * ánh sáng gửi gắm nỗi niềm sâu kín của nhà văn về con người và cuộc đời: - ánh sáng đầu tiên của ngày mới, của năm mới, của hi vọng mới. Hi vọng ánh sáng hạnh phúc đến với mọi kiếp người. - Em bé bán diêm đã chết nhưng mơ ước của em không bao giờ chết. ánh sáng thắp lên từ que diêm, từ mặt trời, từ đôi má hồng, từ đôi môi đang mỉm cười hay đó chính là ánh sáng toả ra từ tâm hồn em bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, từ tấm lòng yêu thương con người sâu sắc cảm động của nhà văn? 2.3 Cảm nhận tổng hợp, nâng cao. Trong truyện ngắn này, nhà văn sử dụng ánh sáng như một thủ pháp nghệ thuật đối lập trong việc tạo bối cảnh, tình huống, nhân vật và gửi gắm chủ đề. ánh sáng ở đây có sự chuyển hoá từ tối đến sáng; từ ảm đạm đến lung linh rực rỡ; từ nghĩa thực sang nghĩa biểu tượng. ánh sáng biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó trái ngược với bóng tối của đêm ba mươi, bóng tối trong tâm hồn người cha nhẫn tâm; bóng tối của những con người dửng dưng vô tình trong cuộc đời. Việc sử dụng ánh sáng trong tác phẩm này giúp ta thấy rõ hơn ánh sáng toả sáng từ tài năng, vốn văn hoá, quan niệm nghệ thuật và đặc biệt cái Tâm của người nghệ sĩ. 3. Biểu điểm: 3.1 Điểm 5-6: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Cảm thụ tinh tế, diễn đạt giàu chất văn. Chữ viết đẹp , không sai chính tả. 3.2 Điểm 3-4: Hiểu đề, đáp ứng yêu cầu về kĩ năng và yêu cầu về nội dung. 3.3 Điểm 1-2: Hiểu đề lơ mơ, chưa nắm vững tác phẩm, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả. 3.4 Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu. Câu 2: I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài văn chứng minh. 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.3 Diễn đạt lôgic, trong sáng, có chất văn, cảm thụ thơ tinh tế. Lời văn thể hiện được sự sôi nổi, tha thiết của khát vọng con người. 1.4 Chữ viết đẹp, đúng chuẩn chính tả. 2. Về nội dung. 2.1 Đề yêu cầu viết một bài văn chứng minh một vấn đề văn học: khát vọng tự do biểu hiện qua ba bài thơ đã học: “Nhớ rừng”(Thế Lữ), “Khi con tu hú”(Tố Hữu), “ Ngắm trăng”(Hồ Chí Minh). 2.2 Người viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau: có thể phân tích nội dung từng bài để chứng minh vấn đề; cũng có thể tách vấn đề thành từng khía cạnh nhỏ để tập hợp dẫn chứng cùng loại được rút ra từ ba tác phẩm đã học để chứng minh. Nhưng sau khi phân tích chứng minh cần có cái nhìn bao quát chung. 2.3 Khi phân tích để chứng minh cần làm rõ: Những mặt giống nhau và những nét khác nhau trong niềm khát vọng tự do của ba nhà thơ: * Niềm khát khao tự do trong Nhớ rừng là nỗi nhớ khôn nguôi thời tự do đầy quyền uy trước kia...Đó cũng là ước vọng của một lớp thanh niên trí thức yêu nước có tinh thần dân tộc, bất hoà với thực tại ngột ngạt, khát khao tự do; muốn thoát khỏi thực tại tầm thường giả dối tù hãm bằng mộng tưởng... * Niềm khát khao tự do trong Khi con tu hú là khát khao phá tan ngục tù để vươn ra trời xanh, nắng đào, trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. * Niềm khát khao tự do trong bài thơ Ngắm trăng là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan cách mạng, là khát vọng vượt ngục bằng tinh thần của một vị lãnh tụ cách mạng bị doạ đầy nơi địa ngục trần gian. II. Biểu điểm: 1. Điểm 13 - 14: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu. 2. Điểm 10 - 11- 12: Hiểu đề, đáp ứng phần lớn yêu cầu. 3. Điểm 7- 8- 9 : Hiểu đề, đáp ứng được khoảng trên một nửa các yêu cầu trên. 4. Điểm 4- 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề nhưng nội dung còn sơ sài. Phần chứng minh đôi chỗ dàn trải chưa rõ luận điểm; một số luận cứ chưa thuyết phục, diễn xuôi thơ. Diễn đạt còn mắc nhiều lỗi. 5. Điểm 1- 2 - 3: Hiểu đề lơ mơ. Nội dung quá sơ sài, phương pháp, kĩ năng yếu, chủ yếu diễn xuôi ý thơ. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 6. Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phỳt (khụng kể thời gian giao đề) Cõu 1:(6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của các yếu tố ngôn ngữ có giá trị tu từ trong đoạn thơ sau: “...Quê hương... là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng ...Quê hương... là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.” (Trích “ Quê hương” của Đỗ Trung Quân) Cõu 2:(14,0 điểm) Nhân dịp kỉ niệm Ngày Đại lễ - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, em được lên thăm Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đứng bên Hồ Gươm trong đêm hội hoa đăng, như lạc vào giấc mơ, em được gặp Rùa Vàng- nhân vật trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ kì lạ đó. =====HẾT===== Họ và tờn thớ sinh:..................................................................... Số bỏo danh:........................ UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 6 Câu 1: 1. Về kĩ năng: 1.1 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.2 Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc. 1.3 Chữ viết đẹp, không sai chính tả. 2. Về nội dung: Phát hiện, cảm thụ các yếu tố ngôn ngữ có giá trị tu từ trong đoạn thơ: 2.1 Hai hình ảnh so sánh “Quê hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng” và “Quê hương là con đò nhỏ/Êm đềm khua nước ven sông”. Chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, dân dã “con diều” và “con đò” lấp lánh những màu sắc, hình nét “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm”, nao nao những hoạt động “thả”, “khua” giàu sức gợi để so sánh, nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể, hình tượng gương mặt tâm hồn “quê hương”. 2.2 Điệp ngữ “quê hương” và dấu chấm lửng đặt trước và sau từ “quê hương”vừa tạo nên tính nhạc ngân vang vừa mở ra những liên tưởng suy ngẫm. Những dấu chấm lửng này đâu phải là những khoảng trống văn tự đơn thuần, phía trong nó là bất tận những lời thơ có chữ. 2.3 Những dòng thơ thả diều sáu tiếng, chủ yếu là là các tiếng mang thanh bằng tạo nên âm điệu du dương, dìu dịu, lan toả đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy những hình ảnh của quê hương yêu dấu, thân thương lắng nhẹ vào tâm hồn người, để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi mãi. 2.4 Đoạn thơ bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước của mỗi người. Khuyến khích bài có phát hiện mới, cảm thụ sâu sắc, biết so sánh văn học. 3. Biểu điểm: 3.1 Điểm 5-6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Cảm thụ tinh tế, diễn đạt giàu chất văn. Chữ viết đẹp , không sai chính tả. 3.2 Điểm 3-4: Phát hiện, cảm thụ khá đầy đủ và có chi tiết sâu sắc. 3.3 Điểm 1-2: Phát hiện, cảm thụ được một vài chi tiết đúng. 3.4 Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. Câu 2: I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài kể chuyện tưởng tượng. 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.3 Diễn đạt lôgic, trong sáng, có chất văn, sắp xếp tình tiết hợp lí, xác định đúng ngôi kể. Kết hợp tốt các phương thức biểu đạt. 1.4 Chữ viết đẹp, đúng chuẩn chính tả. 2. Về nội dung. Bài viết bố cục theo nhiều cách. Dưới đây là một cách lập dàn ý: 2.1 Mở bài: Giới thiệu cuộc gặp gỡ với Rùa Vàng. 2.2 Thân bài: Nội dung diễn biến cuộc gặp gỡ trò chuyện: - Rùa vàng giải thích vì sao Đức Long Quân cho Nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần. - Gươm thần xuất hiện và giúp nghĩa quân đánh thắng kẻ thù xâm lược. - Đức Long Quân cho người đòi lại gươm thần tại hồ Tả Vọng. - Nhân vật “Tôi” trò chuyện với Rùa Vàng xung quanh việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Hồ Gươm, bảo vệ Rùa Vàng - một di sản tinh thần vô giá. Cụ Rùa là linh hồn của Hồ Gươm, là nhân vật nổi tiếng của truyền thuyết hoàn kiếm. - Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống ... 2.3 Kết bài: Cuộc chia tay với Rùa Vàng. II. Biểu điểm: 1. Điểm 13-14: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và kĩ năng. 2. Điểm 10-11-12: Hiểu đề, đáp ứng cơ bản yêu cầu về nội dung và kĩ năng. 3. Điểm 7- 8 - 9 : Hiểu đề, đáp ứng được khoảng trên một nửa các yêu cầu nhưng tưởng tượng chưa phong phú. 4. Điểm 4 - 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề nhưng nội dung còn sơ sài. Diễn đạt còn mắc nhiều lỗi. 5. Điểm 1-2-3: Hiểu đề lơ mơ. Nội dung quá sơ sài, phương pháp, kĩ năng yếu. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 6. Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phỳt (khụng kể thời gian giao đề) Cõu 1:(6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ: “Bần thần hương huệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò...sung chát đào chua... Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.” (Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”- Nguyễn Duy) Cõu 2:(14,0 điểm) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt và tình cảm, tâm sự đau đáu trước thời thế đã được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn tạo nên sức hấp dẫn cho các thi phẩm của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Qua hai văn bản “Bài ca Côn Sơn”(Nguyễn Trãi) và “Cảnh khuya”(Hồ Chí Minh), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. =====HẾT===== Họ và tờn thớ sinh:..................................................................... Số bỏo danh:........................ UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 7 Câu 1: 1. Về kĩ năng: 1.1 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.2 Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc. 1.3 Chữ viết đẹp, không sai chính tả. 2. Về nội dung: Phát hiện, cảm thụ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Có nhiều cách, dưới đây là một hướng cảm thụ: 2.1 Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ. 2.2 Cảm nhận chi tiết: - Khổ thơ 1 bắt đầu bằng mùi thơm của bông huệ trên bàn thờ mẹ. Định ngữ “bần thần” ở đầu câu thơ đã đưa ta vào cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình - người con thương nhớ mẹ đã khuất. Câu thơ thứ hai, hình ảnh “Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn” cho ta biết mẹ đã về với thế giới Tiên Phật nhưng câu thơ thứ ba với hai từ láy gợi hình đột ngột đưa ta trở lại cõi trần, với đời mẹ lam lũ và hình mẹ tất tưởi chưa đâu xa, còn in đậm trong tâm trí: Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào Hình ảnh mẹ từ lúc này trở về như trong đời thực, người mẹ nghèo của làng quê xưa. - Khổ 2: Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu. Cái yếm đào, trang phục, trang sức thường ngày của các cô gái ngày xưa mà mẹ cũng không có được. Còn chiếc nón quai thao, chiếc nón duyên dáng, thanh lịch của các cô gái xinh đẹp, mà ngày nay chúng ta còn thấy trong hội hát quan họ, mẹ ta xưa cũng không có. Mẹ chỉ có cái mê nón tức cái chóp còn lại của một cái nón đã rách hết vành, cái thứ mà chị Dậu ngày xưa trong “Tắt đèn” đã dùng làm vũ khí để chống lại đàn chó dữ 14 con của vợ chồng Nghị Quế. Câu thơ của Nguyễn Duy nói thêm về nỗi vất vả, bận bịu, tíu tít thu vén của người mẹ nghèo qua hình ảnh ẩn dụ, thân quen mà độc đáo “Rối ren tay bí tay bầu/ Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”... - Khổ 3: Từ chất liệu vốn ca dao dồi dào trong tâm thức và tài năng điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát, Nguyễn Duy huy động để nói về số phận hẩm hiu của người đàn bà, người dân quê xưa: Cái cò...sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. Ta chưa biết rõ cụ thể về nỗi khổ của mẹ nhưng cái hồn của câu thơ đã đưa ta nhập vào cái hồn ca dao xưa để cảm nhận, cảm thông với nỗi khổ của mẹ, của kiếp người thuở đó. Nhớ đến mẹ là nhớ đến tuổi thơ với lời ru của mẹ. Lời ru ấy vẫn còn theo ta đi suốt cuộc đời nhưng ta đi sao hết được tình sâu, ý cao trong lời ru của mẹ: “Con ơi con ngủ cho lành/Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi/Muốn coi lên núi mà coi/Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng”. Đó là lời ru yêu nước. “Công cha như núi ngất trời/Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Đó là lòng biết ơn cha mẹ. “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Đó là lòng tôn sư trọng đạo. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là lời ru yêu thương đồng bào, và còn nhiều lời ru của mẹ mà ta chưa hiểu hết. Đúng như Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Dẫu ta có sống trọn vẹn kiếp người cũng không thể hiểu hết lời ru và tình yêu thương sâu nặng của mẹ. Vì lời ru của mẹ kết tinh kinh nghiệm sống của bao thế hệ, hơn thế là lời ru là tình mẹ, là lòng mẹ mà tình mẹ như suối như sông, lòng mẹ mênh mông như biển cả, đi sao hết được. 2.3 Liên hệ mở rộng về chủ đề tình mẫu tử , ấn tượng sâu sắc, bài học thấm thía khi đọc đoạn thơ... 3. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Cảm thụ tinh tế, diễn đạt giàu chất văn. Chữ viết đẹp , không sai chính tả. - Điểm 3-4: Phát hiện, cảm thụ khá đầy đủ và có chi tiết sâu sắc. - Điểm 1-2: Phát hiện, cảm thụ được một vài chi tiết đúng. - Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. Câu 2: I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài nghị luận chứng minh. 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, rõ các luận điểm. 1.3 Diễn đạt lôgic, trong sáng, lập luận tốt có chất văn, cảm thụ thơ tinh tế. 1.4 Chữ viết đẹp, đúng chuẩn chính tả, trình bày cẩn thận sạch đẹp. 2. Về nội dung. Người viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một hướng lập ý: 2.1 Hai văn bản “Bài ca Côn Sơn” và “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của hai nhà thơ. Tình yêu thiên nhiên thể hiện ở việc phát hiện, cảm nhận, rung động và miêu tả tinh tế tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương đất nước. Hai bài thơ thực sự là hai bức hoạ đẹp về chốn lâm tuyền. + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm bất tận ngày đêm không ngớt. Nguyễn Trãi đưa tâm hồn chúng ta lạc vào một thiên nhiên kì thú có suối trong, có cỏ cây tốt tươi, có không khí trong lành, có hoa nở, cá bơi, chim hót...rồi để mặc ta trong cuộc du lịch tưởng tượng đầy hấp dẫn. Ta như được ngồi trên chiếc chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi bóng mát, ngâm thơ nhàn nhã. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng gần gũi và thân thương. + Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh là cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cũng thật đẹp tươi, thơ mộng với âm thanh của tiếng suối trong trẻo cùng bóng trăng, bóng cổ thụ lồng quyện vừa thực vừa ảo. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất lấp lánh như dệt gấm thêu hoa. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp. (Học sinh có thể so sánh để thấy vẻ đẹp trong âm thanh tiếng suối qua hai bài thơ, so sánh với cách cảm nhận của một số nhà thơ khác về suối, về trăng về cây lá để làm rõ vẻ đẹp riêng trong hai bức hoạ, qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của mỗi nhà thơ). 2.2 Hai văn bản còn cho thấy tình cảm và tâm sự đau đáu trước thời thế của hai nhà thơ. + Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn”: Sau khi chiến thắng giặc Minh, vì không được tin dùng, tính mạng lại luôn bị đe doạ, Nguyễn Trãi lui về quê ngoại ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Tuy xa lánh triều đình nhưng ông luôn mong muốn được mang tài trí ra giúp dân giúp nước. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã chủ động đến với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, phong thái ung dung tự tại của một ẩn sĩ lánh đục tìm trong giữa chốn quan trường và cuộc đời nhiều bon chen đố kị. Ta cảm nhận được tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và hình ảnh thiên nhiên có ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: suối gảy đàn cho ta nghe, rêu mềm trải chiếu ta ngồi, thông che mát nơi ta nằm, trúc gợi hứng cho ta ngâm thơ. Tiếng đàn suối là thú thanh cao. Cây thông lực lưỡng vút lên trời xanh là hình ảnh kẻ anh hùng. Trúc tượng trưng người quân tử. Tiếng đàn ca, thảm êm, lọng che, lối trúc còn gợi đến cuộc sống trong triều đình. Tác giả nói chí mình thà làm chúa cỏ cây nơi hoang vu còn hơn mang thân luồn cúi bọn gian nịnh. Xuyên suốt văn bản là tình cảm yêu thiên nhiên, yêu nước thương dân, tâm sự cứu nước cứu đời. Quả thực Nguyễn Trãi thân ẩn mà tâm không ẩn “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”. + Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya” thể hiện một tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên; một tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng thơ mộng nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi sống động thân thương. Đó là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Hai câu thơ cuối bài thơ gợi lên bao tình cảm và tâm sự của người ngắm cảnh: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước cảnh đẹp như tranh, Người không sao ngủ được. Nếu dừng lại ở đây, tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả đã rất đáng trọng. Bởi vì, yêu thiên nhiên đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết vậy. Hai chữ “Chưa ngủ” mở ra một cung bậc cảm xúc mới: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ như một bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên bao nhiêu thì người cành thao thức nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm sự sâu kín đó thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh. Đọc bài thơ chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người với việc dân việc nước. Đây chính là tình cảm và tâm sự sâu kín của nhà thơ chiến sĩ Hồ chí Minh gửi trong văn bản này. + Học sinh cần so sánh để nhấn mạnh: Cái đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi là cái đẹp của một ẩn sĩ thanh cao trong sạch vui với thú lâm tuyền để quên đi thói đời đen bạc. Nhưng tâm sự của ông là thân nhàn mà tâm chẳng nhàn. Với Hồ chí Minh không chỉ là yên thiên nhiên, mà còn yêu nước, lo lắng việc cứu nước. Con người chiên sĩ và con người nghệ sĩ hài hoà làm một. Chính chất nghệ sĩ, chất thi sĩ đã tạo nên đôi cánh lãng mạn nâng tầm cho tình cảm và tâm sự của hai tác giả ở hai bài thơ. II. Biểu điểm: 1. Điểm 13-14: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và kĩ năng. Cảm thụ thơ tinh tế, diễn đạt giàu chất văn. Chữ viết đẹp, không sai chính tả. 2. Điểm 10-11-12: Hiểu đề, đáp ứng yêu cầu về nội dung và kĩ năng. Văn viết mạch lạc, lập luận khá tốt. Chữ viết dễ đọc, văn viết dễ hiểu ít mắc lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu, dựng đoạn, chuyển đoạn. 3. Điểm 7-8-9 : Hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu. Tuy nhiên một số đoạn lập luận chứng minh chưa tốt. Chữ viết dễ đọc. 4. Điểm 4-5-6: Tỏ ra hiểu đề nhưng nội dung còn sơ sài. Phần chứng minh dàn trải chưa rõ luận điểm; một số luận cứ chưa thuyết phục. Diễn đạt còn mắc nhiều lỗi. 5. Điểm 1-2-3: Hiểu đề lơ mơ. Nội dung quá sơ sài, phương pháp, kĩ năng yếu, chủ yếu diễn xuôi ý thơ. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 6. Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phỳt (khụng kể thời gian giao đề) Cõu 1:(8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Bài học làm người “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản, tại một trường Tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm hoạ đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người, lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “ Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói” Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng lên chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “ Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.” (Dẫn theo “Báo Dân trí điện tử”) 1. Câu chuyện về nhân vật em nhỏ gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì? 2. Hãy gửi bức thông điệp tới người bạn trong câu chuyện? Hãy trình bày những vấn đề nêu trên bằng một bài văn. Cõu 2:(12,0 điểm) Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức(...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bài cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. =====HẾT===== Họ và tờn thớ sinh:..................................................................... Số bỏo danh:........................ UBND huyện hưng hà Phòng giáo dục-đào tạo hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 MễN: Ngữ văn 9 Câu 1: 1.Về kĩ năng: 1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài nghị luận. 1.2 Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. 1.3 Diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, chữ viết đẹp đúng chuẩn. 2. Về nội dung: 2.1 Trình bày cảm xúc suy nghĩ về cảnh ngộ nhân vật trong câu chuyện: - Hoàn cảnh đáng thương của cậu bé: mất người thân, gia đình, đói rét, hoang mang, sợ hãi... - Cảm xúc, suy nghĩ: thương cảm trước cảnh ngộ của cậu bé. 2.2 Cảm xúc, suy nghĩ về hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện. - Khâm phục ý thức kỉ luật về nếp sống văn minh: xếp hàng, cảm ơn khi được giúp đỡ. - Cảm phục hành động của em bé: Trước hoàn cảnh đó, con người thường bi quan tuyệt vọng, và chỉ lo lắng cho bản thân mình. Cậu bé trong câu chuyện biết hi sinh quyền lợi bản thân vì cộng đồng. Đặt trong cảnh ngộ cậu bé lâm vào cảnh khốn khó mới thấy rõ hơn lòng vị tha, nghĩa cử cao đẹp của người công dân nhỏ tuổi, thấy được vẻ đẹp của một nền văn hoá, chiều sâu của một nền giáo dục. - Rút ra bài học bản thân: sự chia sẻ, tình tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng, nếp sống văn minh, nghị lực vươn lên trong cuộc sống... 2.3 Thông điệp gửi tới nhân vật nhỏ tuổi trong câu chuyện: - Cảm thông chia sẻ những mất mát, khó khăn không dễ vượt qua của em bé và của nhân dân Nhật bản. - Bày tỏ sự khâm phục trước những việc làm của người bạn nhỏ. - Hi vọng, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp đối với nhân dân Nhật Bản. - Tự nguyện ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản. - Suy nghĩ về mình, về dân tộc mình. 3. Cách cho điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5-6: Đáp ứng các yêu cầu trên. - Điểm 3-4: Đáp ứng một nửa các yêu cầu. - Điểm 1-2: Hiểu đề lơ mơ, nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2: I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: Biết tạo lập một văn bản nghị luận, có bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, xây dựng được luận điểm có luận cứ xác đáng, diễn đạt mạch lạc giàu chất văn, dùng từ đạt câu dựng đoạn tốt, chữ viết đẹp. 2. Về nội dung: Bài viết có thể lập ý theo nhiều cách, nhưng cần có các ý chính: 2.1 Giải thích nhận định: Thơ hay là thơ ngay từ lần đọc đầu tiên đã ám ảnh độc giả, nó khiến người đọc phải trăn trở suy tư, càng đọc càng khám phá ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn về nội dung và nghệ thuật, về tình đời, tình người mà nhà thơ kí thác trong đó. Khi người đọc đọc thơ bằng tất cả tâm hồn, trí tuệ, bài thơ sẽ loé sáng, làm rung lên những cung bậc tình cảm nào đó trong hồn người đọc. 2.2 Trình bày cảm nhận về cái hay của bài thơ Đồng chí: 2.2.1 Vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ. Ông ra nhập bộ đội và làm công tác tuyên huấn trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đánh tan cuộc tiến công quy m
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_l.doc