Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(3 điểm):
GVCN kiểm tra, cho điểm trong các tiết ôn tập, kiểm tra giữa học kì 1.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm):
Đọc thầm bài “Thưa chuyện với mẹ” SGK/TV4 – Tập 1. Trang 85, ghi lại chữ cái đặt trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra cho mỗi câu hỏi dưới đây: (Từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1: (0,5 điểm) Cương muốn thưa chuyện gì với mẹ?
A. Cho em được đi học tiếp.
B. Nhờ mẹ nói với bố cho em đi học nghề rèn.
C. Em không muốn phải nghỉ học.
Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao Cương xin bố mẹ cho học nghề rèn?
A. Vì Cương thích bác thợ rèn gần trường.
B. Vì Cương thương mẹ vất vả, muốn học nghề rèn để kiếm sống đỡ đần cho mẹ.
C. Vì Cương ngại đi học.
Câu 3: (0,5 điểm) Lí do mẹ Cương phản đối việc Cương xin đi học làm thợ rèn là gì?
A. Nghề rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương.
B. Cương cần nối nghiệp gia đình làm một nghề khác.
C. Làm thợ rèn thu nhập thấp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Giữa học kì I - Năm học 2018-2019 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): GVCN kiểm tra, cho điểm trong các tiết ôn tập, kiểm tra giữa học kì 1. II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm): Đọc thầm bài “Thưa chuyện với mẹ” SGK/TV4 – Tập 1. Trang 85, ghi lại chữ cái đặt trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra cho mỗi câu hỏi dưới đây: (Từ câu 1 đến câu 7) Câu 1: (0,5 điểm) Cương muốn thưa chuyện gì với mẹ? A. Cho em được đi học tiếp. B. Nhờ mẹ nói với bố cho em đi học nghề rèn. C. Em không muốn phải nghỉ học. Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao Cương xin bố mẹ cho học nghề rèn? A. Vì Cương thích bác thợ rèn gần trường. B. Vì Cương thương mẹ vất vả, muốn học nghề rèn để kiếm sống đỡ đần cho mẹ. C. Vì Cương ngại đi học. Câu 3: (0,5 điểm) Lí do mẹ Cương phản đối việc Cương xin đi học làm thợ rèn là gì? A. Nghề rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương. B. Cương cần nối nghiệp gia đình làm một nghề khác. C. Làm thợ rèn thu nhập thấp. Câu 4: (0,5 điểm) Câu nào nêu được lập luận chính Cương dùng để thuyết phục mẹ cho mình đi làm thợ rèn? A. Người ta ai cũng phải có một nghề. B. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. C. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Câu 5: (0,5 điểm) Các động từ trong câu: “Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại." là: A. nghe, bà B. nghe, hỏi C. nghe, hỏi, lời Câu 6: (0,5 điểm) Danh từ riêng trong câu: “Mẹ Cương như đã hiểu lòng con.” là: A. mẹ B. Cương C. hiểu Câu 7: (0,5 điểm) Dấu ngoặc kép trong câu: Cửa Tùng từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm." dùng để: A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. C. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý đặc biệt. Câu 8: (1 điểm) Em hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong câu sau và viết cho đúng chính tả: Anh thét lên hãy nhớ lấy lời tôi. Câu 9 (1 điểm): Ghi lại các từ láy trong đoạn văn sau: "Lúc bấy giờ gió bắt đầu thổi rao rao nghe mát mát. Con chó săn đã phóng xuống thuyền, đứng sau lái ngóc mõm lên nhìn trời. Cha con ông cụ bán rắn vừa kịp khiêng hai chiếc giỏ xuống thuyền thì cơn giông ùn ùn thốc tới." Câu 10: (1 điểm) Em hãy ghi lại họ và tên đầy đủ, địa chỉ gia đình em (thôn, xã, huyện, tỉnh) Câu 11: ( 0,5 điểm) Đặt một câu có sử dụng một danh từ chỉ khái niệm và gạch chân dưới danh từ chỉ khái niệm đó. B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Trung thu độc lập SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 66 từ “ Ngày mai, các em có quyền.... đến nông trường to lớn, vui tươi.” II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) Đề bài: Em hãy viết thư cho một người bạn (hoặc người thân) ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn (hoặc người thân) nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay. * Ma trận câu hỏi kiểm tra kiến thức và đọc hiểu giữa kì I lớp 4 Mạch kiến thức, kỹ năng Số câu, số điểm điem Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng * Đọc thành tiếng Số điểm 3 * Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Nhận xét được hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 2 2 2 06 Số điểm 1 1 1 3 * Chính tả Số điểm 2 * Kiến thức tiếng Việt: Nhận biết được danh từ, động từ trong câu. Xác định được từ láy, từ ghép trong câu, tác dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Nắm được cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam,... Số câu 2 1 2 5 Số điểm 1,5 1 1,5 4 * Tập làm văn: Viết được bài văn viết thư có đủ các phần có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. Số câu 1 1 Số điểm 8 8 Tổng Số câu 2 4 2 3 12 Số điểm 1 2,5 2 9,5 20 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 2 06 Câu số 1, 6 2,3 4,5 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 2 05 Câu số 7 9 10 8,11 Tổng số câu 2 3 1 2 1 2 11 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3điểm): - GV kiểm tra lấy điểm điểm đọc 2 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập (7điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý đúng B B A B B B C Câu 7: (1 điểm): Hs điền đúng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm được 0,75 điểm; viết đúng chính tả được 0,25 điểm. Anh hét lên: "Hãy nhớ lấy lời tôi." Câu 8: (1 điểm) hs tìm đúng các từ láy mỗi từ đúng 0,35 điểm rao rao, mát mát, ùn ùn Câu 9: ( 1điểm) - Hs ghi đúng họ và tên được 0,5 điểm - Hs ghi đúng địa chỉ từ thôn, xã, huyện, tỉnh được 0,5 điểm. Câu 10: Học sinh đặt đúng câu theo yêu cầu được 1 điểm, phải xác định được danh từ chỉ khái niệm. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: (2 điểm) - Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ : 2 điểm. - Sai, lẫn phụ âm đầu, vần, viết hoa không đúng quy định: năm lỗi trừ 1 điểm. II- Tập làm văn: Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm. - Viết được một lá thư thăm hỏi đúng thể (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư) đúng yêu cầu của đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. *Cấu trúc: 1. Phần đầu thư: - Địa điểm, thời gian viết thư. - Lời thưa gửi. 2. Phần nội dung chính: - Nêu được lý do viết thư: Để thăm hỏi tình hình của bạn và kể cho bạn nghe tình hình trường lớp. - Thăm hỏi tình hình người nhận thư. - Thông báo tình hình người viết: tình hình trường lớp,... - Nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư. 3. Phần cuối thư: - Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn. - Chữ kí và tên hoặc họ, tên * Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018.docx