Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

I-PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

A.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : (1 điểm)

Câu 1: Hành vi tôn trọng người khác:

A. thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng nhóm bạn.

B. châm chọc, chế giễu người khuyết tật.

C. chăm chú nhìn người đối diện khi trò chuyện.

D. đổ lỗi cho người khác.

Câu 2. Câu ca dao:              “Non cao cũng có đường trèo

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” 

      phản ánh và đề cao phẩm chất  của con người :

A.Giữ chữ tín..                                          C. Tôn trọng người khác.

B.Tự lập.                                                   D.Lao động tự giác, sáng tạo

doc 3 trang Anh Hoàng 31/05/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)
 ĐÒ KIỂM TRA Häc K× I 
 Môn : Giáo dục công dân 8
 ( Thời gian làm bài: 45 phút )
I-PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
A.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : (1 điểm)
Câu 1: Hành vi tôn trọng người khác:
A. thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng nhóm bạn.
B. châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
C. chăm chú nhìn người đối diện khi trò chuyện.
D. đổ lỗi cho người khác.
Câu 2. Câu ca dao: “Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” 
 phản ánh và đề cao phẩm chất của con người :
A.Giữ chữ tín.. C. Tôn trọng người khác.
B.Tự lập. D.Lao động tự giác, sáng tạo.
B. Hãy nối 1 câu tục ngữ ở cột A với 1 phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
A.Biểu hiện
B. Phẩm chất đạo đức
a) Mạnh dùng sức, yếu dùng chước.
1. Tôn trọng người khác.
b) Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời.
2. Tự lập. 
c) Con dại, cái mang. 
3. Lao động tự giác, sáng tạo.
d) Hay làm đắp ấm cho thân.
4. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
 a..............................., b..............................., c..............................., d...............................
C. Em hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ () sao cho đúng: (1 điểm)
 Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu ............................, kĩ năng ngày càng .; phẩm chất và năng lực cá nhân ngày càng và phát triển không ngừng; .........................., hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
Pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ ? 
Câu tục ngữ “Con dại, cái mang” (cái: mẹ) khuyên em điều gì?
Câu 2: (3 điểm) 
Thế nào là lao động tự giác ? Cho ví dụ. 
Thế nào là lao động sáng tạo? Cho ví dụ. 
Câu 3: (2 điểm) Bàn về tính tự lập, có ý kiến cho rằng: “Những thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững”.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Em hãy lấy 1 ví dụ thực tế trong việc học tập để chứng minh.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
I-PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
A. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: (mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1: C. Câu 2. D.
B. Nối phù hợp 1 câu tục ngữ ở cột A với 1 phẩm chất đạo đức ở cột B : (1 điểm)
a – 3 b – 1 c – 4 d – 2
C. Điền đúng những từ còn thiếu vào chỗ () : (mỗi điền đúng 0.25 điểm), lần lượt điền các từ như sau:
kiến thức – thuần thục – hoàn thiện – chất lượng.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
Qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ:
 Con, cháu có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà, (0.5 điểm)
Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ “Con dại, cái mang” (cái: mẹ) từ đó liên hệ bản thân. (1.5 điểm)
Câu 2: (3 điểm) HS phải trả lời đúng định nghĩa lao động tự giác, lao động sáng tạo (2 điểm) kết hợp nêu ví dụ (1điểm) như sau: 
Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không do áp lực từ bên ngoài. 
VD: Tự giác học bài, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đôn đốc.
 Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cài mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. 
VD: Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn những công việc được giao.
(Lưu ý: có rất nhiều ví dụ minh hoạ, HS có thể cho các ví dụ khác nhưng phải đúng theo định nghĩa).
Câu 3: (2 điểm) HS phải trả lời được:
Em có đồng ý với ý kiến trên. Vì: thành công có được là của người khác, nếu người khác không tiếp tục nâng đỡ thì thất bại là tất yếu.
HS có thể nêu các ví dụ thực tế trong việc học tập lớp mình, liên hệ 1 bạn nào đó trong lớp để minh hoạ: Bạn Hải cho bạn Hà quay cóp trong giờ kiểm tra và bạn Hà được điểm cao. Khi phát bài, cô giáo yêu cầu bạn Hà giải đáp 1 câu trong đề nhưng bạn Hà không biết.
.Hết.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_truong_thcs.doc