Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
b) Giải thích tại sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.
Câu 2.(2điểm).
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
- Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên?
Câu 3.(2,5điểm).
a) Nêu đặc điểm của các ngồn âm. Lấy 2 ví dụ về nguồn âm mà em biết.
b) Âm có thể truyền được trong những môi trường nào? không truyền được qua môi trường nào?
c) Độ cao và độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GD HUYỆN NINH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2012-2013. (Thời gian làm bài 45’) Câu 1: (1,5 điểm) a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. b) Giải thích tại sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn. Câu 2.(2điểm). Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên? Câu 3.(2,5điểm). a) Nêu đặc điểm của các ngồn âm. Lấy 2 ví dụ về nguồn âm mà em biết. b) Âm có thể truyền được trong những môi trường nào? không truyền được qua môi trường nào? c) Độ cao và độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào ? Câu 4.(1điểm). Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích vì sao? Câu 5.(3điểm). Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng G như hình vẽ. a) Vẽ ảnh A/B/ của AB tạo bởi gương G. b) Biết điểm B cách gương 30 cm. Hãy tính khoảng cách từ B đến B/. c) Đánh dấu vùng đặt mắt để nhìn thấy toàn bộ ảnh A’B’ của AB B A G Đáp án – Biểu điểm Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1: (1,5 điểm) a) Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. b) Trong phòng tối không có ánh sáng chiếu tới tờ giấy. Vì vậy không có ánh sáng từ tờ giấy truyền vào mắt ta. Do đó ta không nhìn thấy tờ giấy. 0,5đ 1đ Câu 2: (2,0 điểm) a) Giống: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Khác: + ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật. + ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. b) Vì gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. Tại điểm hội tụ đó năng lượng ánh sáng rất mạnh làm cho vật đó nóng lên. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3: (2,5 điểm) a) Đặc điểm của các ngồn âm là dao động. Lấy 2 ví dụ về nguồn âm b) Âm có thể truyền được trong những môi trường: rắn, lỏng và khí và không truyền được trong chân không c) - Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số: Tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao và ngược lại. - Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động: biên độ càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4: ( 1 điểm) Vì: + Khoảng cách từ nơi xảy ra hiện tượng đến ta là như nhau. + Vận tốc truyền ánh sáng lớn hơn vận tốc truyền âm nên ta nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. 0,5đ 0,5đ Câu 5: (3 điểm) B A G A/ B/ a) Vẽ hình: b) - Vì khoảng cách từ ảnh B/ đến gương bằng khoảng cách từ gương tới B nên khoảng cách từ B tới gương là 30 cm. - Khoảng cách từ B/ đến B là: 30 + 30 = 60 cm. c) Vẽ và đánh dấu đúng vùng đặt mắt nhìn thấy ảnh A’B’ của AB 1đ 0,5đ 0,5đ 1 đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_7_nam_hoc_2012_2013_phong_gd.doc