Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

     a) Chuyển động đều là gì? 

     b) Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB dài 50km. Trên đoạn đường đầu ô tô đi với vận tốc 40km/h trong 0,5h. Đoạn đường còn lại ô tô đi với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên của đoạn đường AB.

Câu 2: (2 điểm

     a) Lực ma sát trượt là gì? Lấy ví dụ về ứng dụng của lực ma sát trượt trong cuộc sống.

     b) Biểu diễn lực kéo 500 N theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 250N).

Câu 3: (2 điểm)

     a) Viết công thức tính áp suất ? Giải thích từng đại lượng trong công thức.

     b) Một bình hình trụ chứa nước. Chiều cao cột nước trong bình là h = 20cm. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính áp suất chất lỏng tại điểm cách đáy bình 5cm.

doc 3 trang Anh Hoàng 01/06/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tân Phong (Kèm hướng dẫn chấm)
TRƯỜNG THCS TÂN PHONG
 Gv: Đào Văn Kiên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (2 điểm)
 a) Chuyển động đều là gì? 
 b) Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB dài 50km. Trên đoạn đường đầu ô tô đi với vận tốc 40km/h trong 0,5h. Đoạn đường còn lại ô tô đi với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên của đoạn đường AB.
Câu 2: (2 điểm) 
 a) Lực ma sát trượt là gì? Lấy ví dụ về ứng dụng của lực ma sát trượt trong cuộc sống.
 b) Biểu diễn lực kéo 500 N theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 250N).
Câu 3: (2 điểm)
 a) Viết công thức tính áp suất ? Giải thích từng đại lượng trong công thức.
 b) Một bình hình trụ chứa nước. Chiều cao cột nước trong bình là h = 20cm. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính áp suất chất lỏng tại điểm cách đáy bình 5cm.
Câu 4: (2 điểm)
 a) Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng.
 b) Một vật có thể tích 3dm3 được nhúng chìm trong nước. Tìm điều kiện về khối lượng của vật để vật không bị chìm trong nước, biết nước có trọng lượng riêng là 10 000N/m3.
Câu 5: (2 điểm)
 a) Khi nào thì một vật có công cơ học? 
 b) Dưới tác dụng của lực kéo F = 10000N, đoàn tàu chạy với vận tốc không đổi 18km/h trong 4 phút. Tính công của lực kéo F.
----Hết ----
Giáo viên ra đề: Đào văn Kiên
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 8
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: (2 điểm)
a) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
b) Tóm tắt: AB = 50km; v1 = 40km/h; t1 = 0,5h;
 v2 = 60km/h. vtb = ?
Giải: 	
- Độ dài quãng đường đầu mà ô tô đã đi là: 
 S1 = v1.t1 = 40.0,5 = 20 km.
- Độ dài quãng đường còn lại là:
 S2 = S - S1 = 50 - 20 = 30km.
- Thời gian đi đoạn đường sau là:
 t2 = S2/v2 = 30/60 = 0,5h.
- Vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB là:
 = 50 km/h.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2: (2 điểm)
a) Lực ma sát trượt sinh ra khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác.
- Ứng dụng: Nhờ ma sát trượt mà giáo viên có thể viết phấn được trên bảng mà không bị trượt trên bảng.
b) Lực kéo: Fk = 500N ứng với 2cm.
- Biểu diễn:
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
Câu 3: (2 điểm)
a) Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Viết công thức tính áp suất p = F/S (có chú giải).
b) - Tóm tắt, đổi đơn vị.
- Trọng lượng riêng của nước là:
 d = 10D = 10000 N/m3.
- Áp suất tại điểm cách đáy bình 5cm là:
 p = d.h2 = 10000.(0,2 - 0,05) = 1500 (N/m2).
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4: (2 điểm)
a) Gọi P là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Điều kiện để:
- Vật nổi: P < FA.
- Vật chìm: P > FA.
- Vật lơ lửng: P = FA.
b) V = 3dm3 = 0,003m3.
- Điều kiện để vật không chìm trong nước là:
 hay: m = 3 kg.
- Vậy thì vật không bị chìm trong nước.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 5: (2 điểm)
a) Vật có công cơ học khi vật có khả năng thực hiện công.
b) Tóm tắt: F = 10000N; v = 18km/h; 
 t = 4ph = 1/15/(h). A = ?
- Quãng đường mà tàu đã đi là
 S = v.t = 1,2 km = 1200 m.
Công của lực kéo của đầu tàu là:
 A = F.S
 A = 10000.1200 = 1,2.107 (J).
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2012_2013_truo.doc