Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Kiến Quốc (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm): 

Nêu các kết luận khi ánh sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí, từ môi trường không khí sang môi trường nước.

Câu 2 (1,0 điểm )

So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh ?

Câu 3 (2,0 điểm):

     Một máy biến thế dùng trong gia đình cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4000 vòng. Tính số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.

Câu 4 (2,0 điểm):

Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng, nêu nội dung chính của các tác dụng

doc 5 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Kiến Quốc (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Kiến Quốc (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Kiến Quốc (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: VẬT LÝ 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 1 (2 điểm): 
Nêu các kết luận khi ánh sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí, từ môi trường không khí sang môi trường nước.
Câu 2 (1,0 điểm )
So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh ?
Câu 3 (2,0 điểm):
 Một máy biến thế dùng trong gia đình cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4000 vòng. Tính số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.
Câu 4 (2,0 điểm): 
Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng, nêu nội dung chính của các tác dụng
Câu 5 (3,0 điểm): 
 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 36cm.
 a) Hãy vẽ ảnh của AB và nêu tính chất của ảnh ?
 b) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính.
..Hết
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN:Lý 9 
Câu
Đáp án
Điểm
 1
(2,0 điểm)
Khi ánh sáng truyền từ môi trường nước sang không khí thì : 
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì :
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
1đ
1đ
 2
(1,0 điểm)
So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh :
Mắt
Máy ảnh
Giống nhau
+Thể thuỷ tinh như vật kính đều là TKHT
+Màng lưới như phim để hứng ảnh .
Khác nhau
+Thể thuỷ tinh mềm có thể điều tiết làm thay đổi tiêu cự.
+Vật kính làm bằng vật liệu cứng có tiêu cự không thay đổi.
0,5đ
0,5đ
3
(2,0 điểm)
- Tóm tắt đúng.
- Áp dụng công thức của máy biến thế: .
 Suy ra: .
- Thay số ta được: n2 = = 109,1 vòng 110 vòng.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
4
(2,0 điểm)
 Ánh sáng có 3 tác dụng:
- Tác dụng nhiệt: Ánh sáng khi chiếu vào các vật sẽ làm cho các vật đó nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
- Tác dụng sinh học: Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Tác dụng quang điện: Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
0,25đ
 0,5đ
0,5đ
 0,5đ
 5
(3,0 điểm)
A
B
A/
B/
I
F
F/
O
.
.
a) Ta có hình vẽ:
 - Ảnh A/B/ là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
b) - Gọi khoảng cách từ vật tới thấu kính là d, khoảng cách từ ảnh của vật tới thấu kính là d/.
- Tam giác AOB đồng dạng với tam giác A/OB/ (g.g), ta có:
 (1)
- Tam giác OIF/ đồng dạng với tam giác A/B/F/ (g.g), ta có:
 (2)
- Mà OI = AB nên từ (1) và (2) suy ra: (3)
- Thay số vào (3) ta được: d/ = 18 cm.
 Vậy ảnh cách thấu kính một đoạn bằng 18 cm.
1,0đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
...............Hết...........
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2014 – 2015
Môn vật lý 6 
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (2,5 điểm Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ?Lấy ví dụ cho từng trường hợp.
Câu 2 (2,5 điểm): 
 a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của lỏng? 
 b) Khi nung nóng một viên bi sắt thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao? 
Câu 2(2đ):Băng kép là gì ? Băng kép dùng để làm gì?
0
4
9
12
65
80
84
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
Câu 4 (3điểm): Hình vẽ bên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của một chất rắn.
 a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
 b) Chất rắn này là chất gì?
 c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
 d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
 e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?
 f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở những thể nào?
..Hết
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN:Lý 6 
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,5 điểm)
 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Lấy đúng ví dụ 
1đ
1đ
0,5đ
2
(2,5 điểm)
a) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
 - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
0,5đ
0,5đ
b) Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: D = m/V.
 - Khi nung nóng viên bi sắt thì thể tích viên bi tăng, khối lượng viên bi không đổi.
 - Do đó khối lượng riêng của viên bi sắt giảm.
0,5đ
0,75đ
0,25đ
3
(2,0 điểm)
+Là hệ thống gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau dọc theo chiều dài của thanh. 
 +Để đóng ngắt tự động mạch điện 
1đ
1đ
 a) Chất rắn này bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 800C.
 0,5đ
 b) Chất này là băng phiến vì có nhiệt độ nóng chảy là 800C
0,5đ
4
(3điểm)
 c) Để đưa chất rắn từ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian là: 4 phút.
0,5đ
 d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là: 5 phút
0,5đ
 e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ 4 và kết thúc ở phút thứ 9.
0,5đ
f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất này ở thể rắn và lỏng
0,5đ
...................Hết................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2014_2015_tru.doc