Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)                                    

      Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 

…“- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại  sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”…

 

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

Câu 2. Tìm trong đoạn ít nhất hai từ tượng hình và ít nhất một trường từ vựng, gọi rõ tên trường từ vựng đó.

doc 2 trang Anh Hoàng 01/06/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Năm học 2019 – 2020
 Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)	
 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 
“- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2. Tìm trong đoạn ít nhất hai từ tượng hình và ít nhất một trường từ vựng, gọi rõ tên trường từ vựng đó.
Câu 3. Ghi theo trí nhớ một đoạn thơ viết về mẹ mà em từng được nghe, được đọc.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn bàn về sức mạnh của tình mẫu tử.
Câu 2 (5,0 điểm)
Kể một câu chuyện về niềm vui hoặc nỗi buồn tuổi thơ mà từ câu chuyện đó em có thêm bài học cho cuộc sống.
-----------Hết-----------
 UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
Năm học 2019 - 2020
Môn:Ngữ văn 8
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I
(3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) 
+ Trích: “Trong lòng mẹ”, tác giả: Nguyên Hồng
+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ xúc động của cậu bé Hồng và mẹ sau thời gian xa cách 
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2. (1 điểm) 
+ Từ tượng hình: còm cõi, xơ xác, xinh xắn
+ Trường từ vựng: Chỉ mối quan hệ gia đình hoặc trường chỉ các bộ phận cơ thể người
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3. (1 điểm)
+ Học sinh ghi đúng một đoạn thơ bất kỳ viết về mẹ
(Người chấm linh hoạt cho điểm khi học sinh ghi được 1, 2 hoặc 3 câu thơ)
1 điểm
Phần II
(7 điểm)
 Câu 1. (2 điểm)
  Học sinh viết thành đoạn văn, đạt các ý cơ bản sau:
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con gắn bó khăng khít, thiêng liêng, cao quý, là sự yêu thương, che chở, hy sinh hết mình của mẹ cho con, là sự yêu thương, kính trọng của con với mẹ...
- Sức mạnh của tình mẫu tử: 
+ Tình mẫu tử là điểm tựa tinh thần vô giá giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
+ Tạo niềm tin yêu, hy vọng.
+ Tạo niềm vui, niềm hạnh phúc, xua tan mọi định kiến, mọi nỗi buồn...
(Đáp án trên chỉ là gợi ý: Người chấm dựa trên bài làm của học sinh cho điểm linh hoạt)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 (5 điểm)
 Học sinh viết thành bài văn tự sự, lựa chọn ngôi kể phù hợp, có thể kể về niềm vui hoặc nỗi buồn hoặc đan xen. Sau đây là gợi ý: 
- Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện
- Thân bài: + Kể được diễn biến các sự việc: sự việc, tình huống bất ngờ, lôi cuốn; nhân vật có tâm trạng, ngoại hình, lời thoại...
 + Thể hiện được cảm xúc buồn, vui của tuổi thơ.
 + Sự việc, nhân vật, tình tiết gắn liền với bài học nào đó.
- Kết bài: Nhấn mạnh cảm xúc và bài học mà chuyện mang lại.
(Người chấm dựa trên bài làm của học sinh cho điểm linh hoạt)
0,5 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_kem.doc