Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)                                    

      Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

         "… Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác ? 

Câu 2. Tìm biện pháp tu từ có trong câu văn in đậm trong đoạn trích trên, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

doc 3 trang Anh Hoàng 01/06/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Năm học 2019 – 2020
 Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)	
 Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 " Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác ? 
Câu 2. Tìm biện pháp tu từ có trong câu văn in đậm trong đoạn trích trên, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
SEA Games 30 kết thúc, thành công của Đoàn thể thao Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ, đặc biệt là những người yêu bóng đá. Đã có nhiều bài báo viết về tinh thần thi đấu quả cảm của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam:
Baomoi.com viết: Phút thứ 31 của trận đấu, Đoàn Văn Hậu bị cầu thủ đội bạn phạm lỗi, đầu gối của anh chảy máu, thấm đỏ cả phần tất trắng. Mặc dù vậy Văn Hậu vẫn ghi 2 bàn thắng để giúp U22 Việt Nam giành tấm Huy chương vàng SEA Games 30.
Tờ News.zing.vn viết: Chương Thị Kiều là cầu thủ bị trầy, chảy máu đùi sau trong trận chung kết với Thái Lan. Nữ trung vệ mang áo số 3 nén đau, quấn băng thi đấu đến hết trận với nhiều pha giải nguy quan trọng, giúp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng.
Có thể nói chính tình yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc đã khiến các cầu thủ thi đấu hiết mình như vậy. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình yêu nước bằng một đoạn văn nghị luận ngắn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Sau khi được đọc, được nghe về những tấm gương người trẻ tuổi đã và đang cống hiến hết mình cho đất nước, em đã trải qua một giấc mơ đẹp về chính mình 10 năm sau. Hãy kể lại giấc mơ đó của em bằng một bài văn tự sự (Bài tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận , đối thoại , độc thoại ...)
-----------Hết-----------
 UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
Năm học 2019 - 2020
Môn:Ngữ văn 9
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I
(3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) 
+ Trích: “ Lặng lẽ Sa Pa”
+ Tác giả: Nguyễn Thành Long 
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2. (1 điểm) 
+ So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.
+ Nhân hóa: chặt, quét
(HS gọi được tên 2 biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa là có thể cho 0,25 điểm)
+ Tác dụng của những biện pháp tu từ trên: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi nổi bật tinh thần vượt khó, ý thức tự giác và sự hi sinh thầm lặng của nhân vật.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 3. (1 điểm)
+ Nội dung đoạn trích: Tâm sự của anh thanh niên về cuộc sống, công việc gian khổ và thầm lặng của mình.
1 điểm
Phần II
(7 điểm)
 Câu 1. (2 điểm)
  Học sinh viết thành đoạn văn, sau đây là một vài gợi ý:
- Giải thích: Tình yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp thể hiện sự gắn bó, yêu quý, trân trọng, tôn thờ, bảo vệ đối với đất nước của mình.
- Tình yêu nước tạo nên sức mạnh lớn lao: 
+ Khiến con người có thể hy sinh bản thân, bất chấp khó khăn, gian khổ
+ Tạo tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau
+ Tình yêu nước tạo nên niềm tự hào, lạc quan, tin tưởng, tạo động lực cho những khát khao chiến thắng....
(Đáp án trên chỉ là gợi ý: Người chấm dựa trên bài làm của học sinh cho điểm linh hoạt)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 (5 điểm)
 Học sinh viết thành bài văn tự sự, thể hiện sự hình dung phù hợp về khoảng thời gian 10 năm sau. Sau đây là gợi ý: 
- Mở bài: Giới thiệu được bối cảnh câu chuyện
- Thân bài: + Kể được về bản thân 10 năm sau: Hoàn cảnh gia đình, công việc, cuộc sống...
 + Kể được về những việc làm thể hiện được nhiệt huyết và tinh thần tuổi trẻ...
 + Bài tự sự thể hiện rõ yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận , đối thoại , độc thoại ...
- Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của tuổi trẻ với quê hương, đất nước.
(Người chấm dựa trên bài làm của học sinh cho điểm linh hoạt)
0,5 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_kem.doc