Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Đức (Kèm hướng dẫn chấm)

A. Trắc nghiệm.(2 điểm)

   Khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. (Mỗi câu chọn đúng được 0, 5 điểm)

Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì?

  1. Tôn trọng cái mà bản thân cho là đúng.
  2. Tôn trọng lợi ích của mình và của người khác.
  3. Tôn trọng cái hay cái đẹp.
  4. Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích xã hội.

Câu 2 Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? (Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng)

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.

  1. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
  2. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.

Câu 3: Vì sao phải tôn trọng lẽ phải?

  1. Lẽ phải là tôn trọng người khác.
  2. Lẽ phải luôn là điều được thừa nhận.
  3. Lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
  4. Ai cũng thừa nhận là đúng nên phải tôn trọng.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự không tôn trọng người khác?

  1. Luôn lắng nghe người khác nói.
  2. Vẫn lắng nghe nhưng không thể hiện cảm xúc, suy nghĩ gì.
  3. Biết quan tâm chia sẻ.
  4. Đánh giá đúng mực tài năng của mọi người.
doc 2 trang Anh Hoàng 31/05/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Đức (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Đức (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Đức (Kèm hướng dẫn chấm)
Phòng GD & ĐT huyện Ninh Giang.
Trường THCS Hồng Đức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
NĂM HỌC 2012– 2013
( Thời gian làm bài 45 phút)
A. Trắc nghiệm.(2 điểm)
 Khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. (Mỗi câu chọn đúng được 0, 5 điểm)
Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì?
Tôn trọng cái mà bản thân cho là đúng.
Tôn trọng lợi ích của mình và của người khác.
Tôn trọng cái hay cái đẹp.
Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích xã hội.
Câu 2 Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? (Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
Câu 3: Vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
Lẽ phải là tôn trọng người khác.
Lẽ phải luôn là điều được thừa nhận.
Lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
Ai cũng thừa nhận là đúng nên phải tôn trọng.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự không tôn trọng người khác?
Luôn lắng nghe người khác nói.
Vẫn lắng nghe nhưng không thể hiện cảm xúc, suy nghĩ gì.
Biết quan tâm chia sẻ.
Đánh giá đúng mực tài năng của mọi người.
B. Phần tự luận: 8 điểm
Câu 1: (3 điểm)
 Tình bạn trong sáng và lành mạnh có những đặc điểm gì?
 Có ý kiến cho rằng: Không có tình bạn lành mạnh giữa những người khác giới. Em hãy cho biết ý kiến của mình.
Câu 2: (2 điểm): Giữ chữ tín là gì? Vì sao cần phải giữ chữ tín?
Câu 3: (3 điểm) : Em sẽ xử sự thế nào khi chứng kiến: Bạn em có lời qua tiếng lại không hay với người hàng xóm vì bác ta đã phơi thóc ra ngoài đường lấn sang cả phần phơi nhà bạn ấy. So sánh pháp luật và kỉ luật?
V. Hướng dẫn chấm
A. Trắc nghiệm (2điểm: mỗi ý đúng 0,5đ)
 Câu 1: D, Câu 2: D, Câu 3: C, Câu 4: B
 B. Tự luận
 Câu1(3đ)
* Đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh. (2 điểm).
 -Biết thông cảm và chia sẻ 
- Tôn trọng , tin cậy và chân thành 
- Quan tâm, giúp đỡ nhau
- Trung thực , nhân ái, vị tha
 - Phù hợp với nhau về quan niệm sống, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- Luôn hiểu nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau 
 *Có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới vì tình bạn của họ được xây dựng từ những đặc điểm cơ bản của tình bạn và được vun đắp từ hai phía. (1 điểm).
 Câu 2:(2 điểm).
* Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa. (1 điểm).
*Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. 
- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau.. (1 điểm).
 Câu 3:(3 điểm). 
* Giải quyết tình huống(1,5 điểm).
- Cần can ngăn khuyên nhủ hai người hãy bình tĩnh lại, rồi giải thích cho hai người hiểu: 
+ Phơi thóc như vậy là lấn chiếm lòng lề đường, cản trở phương tiện và những người tham gia giao thông, dễ gây ra tai nạn. Hành vi đó là vi phạm luật lệ an toàn giao thông đường bộ. 
+ Là hàng xóm với nhau cần phải giữ hoà khí, yêu thương lẫn nhau, biết đoàn kết giữ gìn trật tự chung. 
+ Đối với riêng người bạn cần phải nhắc nhở bạn phải biết tôn trong người lớn tuổi hơn mình, không nên buông lời khiếm nhã, và phải xin lỗi bác hàng xóm về những lời thiếu tôn trọng đó. 
*Sự khác nhau Pháp luật và kỉ luật:(1,5 điểm).
+ Giống nhau:(0,5 điểm).
- Đều là những quy định chung 
- Đều bắt buộc thực hiện . 
+ Khác nhau: (1 điểm).
-Cơ quan ban hành: kỉ luật do một tập thể, một tổ chức hay một cộng đồng ban hành, pháp luật do nhà nước ban hành. 
-Phạm vi thực hiện : Kỉ luật chỉ áp dụng đối với tập thể, cộng đồng đó, còn pháp luật nhằm áp dụng chung cho tất cả mọi người 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_201.doc