Để kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1,5 điểm) 

Chuyển động cơ học là gì? Nêu một ví dụ về chuyển động cơ học?

Câu 2: (1,5 điểm) 

Vận tốc là gì? Viết công thức và đơn vị vận tốc? Nêu rõ từng đại lượng trong công thức?

Câu 3: (1,5 điểm) 

Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng?

Câu 4: (2.0 điểm) 

            - Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, chỉ ra các đại lượng có trong công thức và đơn vị đo của chúng.

Câu 5: (1,5 điểm) 

Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? 

doc 3 trang Anh Hoàng 01/06/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Để kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Để kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hồng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG 	KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2012-2013
TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI Môn kiểm tra: VẬT LÍ 8
 Thời gian làm bài: 45 phút
 (Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (1,5 điểm) 
Chuyển động cơ học là gì? Nêu một ví dụ về chuyển động cơ học?
Câu 2: (1,5 điểm) 
Vận tốc là gì? Viết công thức và đơn vị vận tốc? Nêu rõ từng đại lượng trong công thức?
Câu 3: (1,5 điểm) 
Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng?
Câu 4: (2.0 điểm) 
	- Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, chỉ ra các đại lượng có trong công thức và đơn vị đo của chúng.
Câu 5: (1,5 điểm) 
Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? 
Câu 6: (2,0 điểm) 
	Đổ một lượng nước vào trong bình sao cho độ cao của nước trong bình là 1,3m. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình và áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 0,5m (Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Câu 1:
	Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
	Ví dụ: (Tùy theo câu trả lời của học sinh)
1.0
0.5
Câu 2:
	- Quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian gọi là vận tốc. 
	 Công thức 	v = 
	Trong đó: 	+ v là vận tốc (m/s)
	 	+ s là quãng đường đi được (m)
	 	+ t là thời gian để đi hết quãng đường (s)
- Đơn vị của vận tốc là m/s và km/h
0.75
0.25
0.25
0.25
Câu 3: Dùng con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.
1.5
Câu 4:
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
- Biểu thức tính áp suất: p = 
	Trong đó : 	p là áp suất (Pa) 
	 	F là áp lực (N)
	 	S là diện tích bị ép (m2)
- Đơn vị : N/m2 còn gọi là Paxcan (Pa)
	1Pa = N/m2 
1.0
0.5
0.25
0.25
Câu 5:
Có thể chấm kết quả của học sinh dựa vào 2 cách so sánh. 
 (Thiếu một điều kiện trừ 0.5đ)
* Dựa vào độ lớn của P và FA
	- Vật chìm xuống khi: P > FA 
	- Vật nổi lên khi: P < FA 
	- Vật lơ lửng khi: P =FA ;
* Dựa vào trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng.
	- dvật > dchất lỏng thì vật chìm
	- dvật < dchất lỏng thì vật nổi
	- dvật = dchất lỏng thì vật lơ lửng.
1.5
Câu 6:
 Tóm tắt 
 h = 1,3m
 hA = 0,8m
 d = 10 000 N/m3
 p = ? (Pa) ; pA = ? (Pa)
Giải
Áp suất của nước tác dụng lên đáy cốc:
p = d.h = 1,3 x 10 000 = 13 000 (Pa)
Áp suất của nước tác dụng lên điểm A:
pA = d.hA = 0,8 x 10 000 = 8 000 (Pa)
	Đáp số: p = 13 000 (Pa); pA = 8 000 (Pa)
0.5
0.75
0.75

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2012_2013_truo.doc