Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)

Câu 1: (1 điểm) Chuyển không động đều là gì? Lấy 1 ví dụ về chuyển không động đều.

Câu 2: (2 điểm) Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Trên đoạn đường đầu ô tô đi với vận tốc 40km/h trong thời gian 1h. Đoạn đường còn lại ô tô đi trong 1,2h với vận tốc 50km/h.

a. Tính độ dài quãng đường đầu mà ô tô đã đi.

b. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.

Câu 3: (1,5 điểm)

a. Lực ma sát trượt là gì? Lấy 1 ví dụ thể hiện tác dụng của lực ma sát trượt trong cuộc sống.

b. Tại sao khi vẩy một chiếc cặp nhiệt độ, cột thuỷ ngân trong ống lại tụt xuống ?

Câu 4: (1 điểm) Hai lực cân bằng là gì?

Câu 5: (2 điểm)

a. Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất.

b. Khi chế tạo đinh người ta thường làm mũi đinh nhọn còn mũ đinh thì lại bẹt. Làm như thế có lợi gì ?

doc 3 trang Anh Hoàng 01/06/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2012 - 2013
MÔN: VẬT LÝ - Lớp: 8
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (1 điểm) Chuyển không động đều là gì? Lấy 1 ví dụ về chuyển không động đều.
Câu 2: (2 điểm) Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Trên đoạn đường đầu ô tô đi với vận tốc 40km/h trong thời gian 1h. Đoạn đường còn lại ô tô đi trong 1,2h với vận tốc 50km/h. 
a. Tính độ dài quãng đường đầu mà ô tô đã đi.
b. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Lực ma sát trượt là gì? Lấy 1 ví dụ thể hiện tác dụng của lực ma sát trượt trong cuộc sống.
b. Tại sao khi vẩy một chiếc cặp nhiệt độ, cột thuỷ ngân trong ống lại tụt xuống ?
Câu 4: (1 điểm) Hai lực cân bằng là gì?
Câu 5: (2 điểm)
a. Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất.
b. Khi chế tạo đinh người ta thường làm mũi đinh nhọn còn mũ đinh thì lại bẹt. Làm như thế có lợi gì ?
Câu 6: (2,5 điểm) Một khối sắt đặc có thể tích 3 dm3 và một bình hình trụ cao 1,2m đựng thủy ngân. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân lần lượt là 130000N/m3 
a. Tính áp suất của thủy ngân tác dụng xuống đáy bình?
b. Tính lực đẩy Ác si mét lên khối sắt khi nó nhúng ngập trong thuy ngân?
GV : TRẦN THỊ THẮNG
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1 điểm)
- Chuyển không động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. (0,5đ)
- Lấy 1 ví dụ về chuyển động đều: Chuyển động của một đoàn tàu khi vào ga. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
Tóm tắt: v1 = 40km/h; t1 = 1h; (0,25đ)
 v2 = 50km/h; t2 = 1,2h. 
 a. S1 = ? b. vtb = ? 	
a. Độ dài quãng đường đầu mà ô tô đã đi là: 
 S1 = v1.t1 = 40.1 = 40 km. (0,75đ)
b. - Độ dài quãng đường còn lại là:
 S2 = v2t2 = 50.1,2 = 60 km. (0,5đ)
 - Vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB là:
 = 45,45 km/h. (0,5đ)
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác. (0,5đ)
 Lấy 1 ví dụ thể hiện tác dụng của lực ma sát trượt trong cuộc sống: 
 Nhờ ma sát trượt mà các thày cô mới viết phấn mà phấn không bị trượt trên bảng. (0,5đ)
b. Khi vẩy, thuỷ ngân trong ống theo quán tính chuyển động tiếp nên nó bị tụt xuống. (0,5đ) 
Câu 4: (1 điểm)
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. (1đ) 
Câu 5: (2 điểm)
a. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. (0,5đ) 
 Viết công thức tính áp suất p = F/S (có chú giải). (0,5đ) 
b. Khi chế tạo đinh người ta thường làm mũi đinh nhọn, tức là diện tích bị ép S nhỏ nên sinh ra áp suất lớn. Từ đó đóng đinh vào tường dễ dàng hơn. (0,5đ) 
 Mũ đinh thì lại bẹt, tức là diện tích bị ép S lớn, áp suất sinh ra nhỏ làm đinh không bị cong khi đóng. (0,5đ) 
Câu 6: (2,5 điểm)
Tóm tắt: V = 3dm3 = 0,003m3; h = 1,2m; dHg = 130000N/m3
 p = ?; FA = ? (0,5đ) 
a. Áp suất của thủy ngân tác dụng xuống đáy bình là: 
 p = d.h = 130000.1,2 = 156000(N/m2) (1đ) 
b. Lực đẩy Ác si mét lên khối sắt khi nó nhúng ngập trong thuy ngân là:
 FA = d.V = 130000. 0,003 = 390N (1đ) 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2012_2013_co_d.doc