Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(4đ): Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều?

2. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng trong công thức?

3. Viết công thức tính công cơ học? Giải thích các đại lượng trong công thức?

Câu 2(1,5đ): Một người đi trên quãng đường đầu dài 60 km với vận tốc 12km/h, ở quãng đường sau dài 30 km người đó đi với vận tốc 10 km/h.

  Tính  thời gian đi mỗi quãng đường và vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?

Câu 3(2đ): Một vật có thể tích 0,0002m3 và trọng lượng 15N, bị giữ chìm hoàn toàn trong nước bởi tay của một người,

a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

b) Khi buông tay không giữ vật nữa thì vật sẽ thế nào? (nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng) Tại sao?

doc 2 trang Anh Hoàng 01/06/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Phòng Giáo Dục và Đào tạo
Huyện Ninh Giang
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2012-2013)
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45'
Câu 1(4đ): Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều?
2. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng trong công thức?
3. Viết công thức tính công cơ học? Giải thích các đại lượng trong công thức?
Câu 2(1,5đ): Một người đi trên quãng đường đầu dài 60 km với vận tốc 12km/h, ở quãng đường sau dài 30 km người đó đi với vận tốc 10 km/h.
 Tính thời gian đi mỗi quãng đường và vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?
Câu 3(2đ): Một vật có thể tích 0,0002m3 và trọng lượng 15N, bị giữ chìm hoàn toàn trong nước bởi tay của một người,
a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
b) Khi buông tay không giữ vật nữa thì vật sẽ thế nào? (nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng) Tại sao?
Câu 4 (2,5đ): Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy?
b) Nếu lặn sâu thêm 80 cm nữa thì áp suất là bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8
Câu 1: 
1. - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. (1đ)
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. (1đ)
2. Viết đúng công thức (0,5đ)
Giải thích đúng các đại lượng (0,5đ)
3. Viết đúng công thức (0,5đ)
Giải thích đúng các đại lượng (0,5đ)
Câu 2: 
*Tóm tắt: (0,5đ)
Thời gian đi quãng đường đầu: 
 t 1 = = =5h (0,25đ)
Thời gian đi quãng đường sau: 
 t 2 = = =3h (0,25đ)
Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường:
 vtb= (0,25đ)
 vtb= = 11,25 km/h (0,25đ)
Câu 3: 
*Tóm tắt: (0,5đ)
a, Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: 
 FA= d.V= 10000. 0,0002 = 20 N (0,5đ)
b, Khi buông tay không giữ vật nữa thì vật sẽ chìm xuống (0,5đ)
Vì FA < P(trọng lượng của vật) (0,5đ) 
Câu 4:
*Tóm tắt: (0,5đ)
h1= 36m; d =10 300 N/m3; h2=36,8m
a) Tính p1=?
b) Tính p2=?
*Giải: 
a) áp suất ở độ sâu 36m là: 
p1=d. h1= 10 300.36 =370 800 N/m2 (1đ)
b) áp suất khi lặn sâu thêm 80cm nữa là:
p2=d. h2= 10 300.36,8 =379 040 N/m2 (1đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2012_2013_phon.doc