Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS An Đức (Có đáp án)

Câu 4 (4 điểm): Hình vẽ bên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của một chất rắn.

    a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?

    b) Chất rắn này là chất gì?

    c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

    d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

    e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

 

    f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở những thể nào?

    g) Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của chất rắn này thay đổi như thế nào?

doc 2 trang Anh Hoàng 27/05/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS An Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS An Đức (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS An Đức (Có đáp án)
UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? 
 b) Khi nung nóng một khối chất rắn thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao? 
Câu 2 (2 điểm): Sự nóng chảy là gì ?Sự đông đặc là gì ?Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?
Câu 3 (2 điểm): Hãy đổi 50C = . 0F
	 500F = .0C
0
4
9
12
65
80
84
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
Câu 4 (4 điểm): Hình vẽ bên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của một chất rắn.
 a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
 b) Chất rắn này là chất gì?
 c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
 d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
 e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?
 f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở những thể nào?
 g) Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của chất rắn này thay đổi như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VẬT LÝ 6
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(2 đểm)
Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
 - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn.
b) Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: D = m/V.
 - Khi nung nóng một lượng chất rắn thì thể tích chất rắn tăng, khối lượng chất rắn không đổi.
 - Do đó khi nung nóng một lượng chất rắn thì khối lượng riêng của chất rắn ấy giảm.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
 0,5đ
 0,25đ
Câu 2
(2 điểm)
+ Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng .Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 
+ Nung cho đồng nóng chảy: từ thể rắn sang thể lỏng 
+ Đổ đồng lỏng vào khuôn cho nó đong đặc lại: thể lỏng sang thể rắn 
1,0đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(2,0 điểm)
Đổi các đơn vị: Mỗi đơn vị đổi đúng được 1 điểm.
a) 50C = 00C + 50C . 
 = 320F + (5.1,8)0F
 = 320F + 90F
 = 410F. 
 b) 500F = 320F + 180F. 
 = 00C+ (18:1,8)0C
 = 00C+ 100C
 = 100C 
2đ
Câu 4
(4 điểm)
 a) Chất rắn này bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 800C.
 b) Chất này là băng phiến vì có nhiệt độ nóng chảy là 800C.
 c) Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian là: 4 phút.
 d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là: 5 phút?
 e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ 4 và kết thúc ở phút thứ 9.
 f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất này ở thể rắn và lỏng.
 g) Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của chất rắn này tăng từ 800C đến 840C.
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2014_2015_pho.doc