Đề thi chọn học sinh giỏi bảng B môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

 

Chọn một chữ cái đứng trước phương án đúng

Câu 1. Trong bài thơ "Đồng chí " của Chính Hữu, câu thơ kết:" Đầu súng trăng treo", hình ảnh "súng" và "trăng" có ý nghĩa bao quát  và sức gợi về

           A.  chiến tranh và hòa bình.B.  hiện tại và tương lai.

           C.  sự kết hợp giữa chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

           D. sự hài hòa giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong người vệ quốc quân.

Câu 2. Đặc điểm đó khôngrõ nét trong bài thơ

           A. Nhớ rừng B. Khi con tu hú

          C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.D. Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 3. Câu thơ  đã dẫn trên rất giàu khả năng liên tưởng. Đó là kết quả của  cách diễn đạt

           A. giàu tính hội họa.                     B. giàu tính nhạc.

           C. giàu tính điện ảnh.                    D. giàu tính điêu khắc.

Câu 4. ý nào không được gợi ra từ hai chữ " đồng chí "trong bài thơ của Chính Hữu ?

           A. Là sự gắn kết của những người đồng cảnh.B.  Là sự đồng lòng đánh giặc.

           C.  Là cùng đuợc kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

           D.  Là cùng nâng đỡ nhau vượt lên gian khổ.

Câu 5. Chọn  các từ ngữ cần thiết điền vào chỗ trống để tạo nên một đoạn văn  với thông tin chính xác về nhà thơ Chính Hữu:

"  Chính Hữu tên khai sinh là (1)................., sinh sau nhà thơ Huy Cận ( 2)...............năm, và ông mất sau ( 3 )..............năm.  Ông tham gia  ( 4 ).................... năm (5 )................Ông đã làm thơ ghi lại ( 6 )................................................................................

gắn bó trong suốt hai cuộc kháng chiến. Thơ ông hầu như chỉ gắn bó với hình tượng ( 7 ) .............................Sức viết của Chính Hữu(8) ...............nhưng ông là một phong cách thơ  ( 9)................của văn học Việt Nam hiện đại.  Thơ ông  chuyển từ cảm hứng (10)...................................................................

Câu 6. Đoạn văn trên sau khi đã điền đủ thông tin trên là  văn bản được tạo lập theo phương thức nào?

           A. Thuyết minh.              B. Tự sự.      C. Biểu cảm.                            D. Nghị luận.

doc 2 trang Anh Hoàng 29/05/2023 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi bảng B môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi bảng B môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi chọn học sinh giỏi bảng B môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
UBND tỉnh hà tĩnh
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Sở GD và Đt 
Năm học 2007- 2008
Môn thi : Ngữ văn 
 Bảng B
( Thời gian làm bài: 150 phút )
Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
Chọn một chữ cái đứng trước phương án đúng 
Câu 1. Trong bài thơ "Đồng chí " của Chính Hữu, câu thơ kết:" Đầu súng trăng treo", hình ảnh "súng" và "trăng" có ý nghĩa bao quát và sức gợi về
	A. chiến tranh và hòa bình.B. hiện tại và tương lai.
	C. sự kết hợp giữa chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
	D. sự hài hòa giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong người vệ quốc quân. 
Câu 2. Đặc điểm đó không rõ nét trong bài thơ
	A. Nhớ rừng B. Khi con tu hú
 C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 3. Câu thơ đã dẫn trên rất giàu khả năng liên tưởng. Đó là kết quả của cách diễn đạt
	A. giàu tính hội họa. B. giàu tính nhạc.
	C. giàu tính điện ảnh. D. giàu tính điêu khắc.
Câu 4. ý nào không được gợi ra từ hai chữ " đồng chí "trong bài thơ của Chính Hữu ?
	A. Là sự gắn kết của những người đồng cảnh.B. Là sự đồng lòng đánh giặc.
	C. Là cùng đuợc kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
	D. Là cùng nâng đỡ nhau vượt lên gian khổ.
Câu 5. Chọn các từ ngữ cần thiết điền vào chỗ trống để tạo nên một đoạn văn với thông tin chính xác về nhà thơ Chính Hữu:
" Chính Hữu tên khai sinh là (1)................., sinh sau nhà thơ Huy Cận ( 2)...............năm, và ông mất sau ( 3 )..............năm. Ông tham gia ( 4 ).................... năm (5 )................Ông đã làm thơ ghi lại ( 6 )................................................................................
gắn bó trong suốt hai cuộc kháng chiến. Thơ ông hầu như chỉ gắn bó với hình tượng ( 7 ) .............................Sức viết của Chính Hữu(8) ...............nhưng ông là một phong cách thơ ( 9)................của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông chuyển từ cảm hứng (10)...................................................................
Câu 6. Đoạn văn trên sau khi đã điền đủ thông tin trên là văn bản được tạo lập theo phương thức nào?
	A. Thuyết minh. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 7. Có một bài thơ thường được đem ra so sánh với bài thơ Đồng chí là 
	A. Khi con tu hú. B. Quê hương.
	C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 8. Sự so sánh đó về cơ bản là giữa những sáng tác
	A. trên cùng đề tài. B. chung nhau khuynh hướng.
	C. chung nhau giai đoạn hiện thực. D. có nhiều điểm gần gũi về phong cách.
Câu 9. Bài thơ nào sau đây gần gũi hơn cả về thời điểm sáng tác vơí bài thơ Đồng chí ?
	A. Nhớ ( Hồng Nguyên).B. Gửi em, cô thanh niên xung phong ( Phạm Tiến Duật )
	C. ánh trăng ( Nguyễn Duy )D. Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )
	E. Bếp lửa ( Bằng Việt )
Câu 10. Nhà thơ nào được bạn đọc mến mộ mệnh danh là " hiệp sĩ Trường Sơn "?
	A. Bằng Việt. B. Phạm Tiến Duật. 
	C. Nguyễn Khoa Điềm. D. Hữu Thỉnh.
Câu 11. Nhà thơ được mệnh danh như thế chủ yếu bởi lẽ
	A. nhà thơ từng sống và chiến đấu ở Trường Sơn.
	B. quê hương nhà thơ ở núi rừng Trường Sơn.
	C. là một một tầm vóc thơ ca vạm vỡ.
	D. là một trong số nhà thơ viết thành công nhất về đề tài Trường Sơn.
Phần II.Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 ( 4 điểm )
	Đọc câu chuyện sau:
	 " Tôi chỉ mới 12 tuổi ", nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là " khí thủng" do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học. Đó là một bệnh khủng khiếp, nó có thể phá hủy toàn bộ hệ thống hô hấp của người bệnh.
	Từ khi bà tôi qua đời, ông tôi rất buồn và thậm chí còn nổi giận với cả cuộc đời. Ông trở nên bẳn tính và đôi khi còn nói những lời khó nghe làm tổn thương đến những người tử tế. 
	Gần đây ông bị ốm nặng, phải phẫu thuật cổ họng và dùng máy hô hấp mới thở được. Các bác sĩ cho biết rằng cuộc sống của ông chỉ còn có thể đếm từng ngày, nhưng kì diệu thay ông lại hồi phục. ông không cần dùng máy hô hấp để thở nữa nhưng ông vẫn chưa nói được. Những câu nói của ông chỉ còn là những âm thanh khò khè yếu ớt.
	Lúc ông đang nằm viện, tôi và mẹ đã về quê thăm ông. Chúng tôi sợ sẽ không còn dịp nào để gặp ông nữa.
	Khi hai mẹ con bước vào phòng, bản thân tôi thật sự sốc vì bệnh tình của ông. Trông ông rất mệt, chẳng thể làm bất cứ điều gì dù chỉ là thốt ra vài tiếng càu nhàu. Dù vậy, chẳng biết bằng cách nào đó, ông nhìn tôi và lẩm bẩm hai tiếng: " Ông...cháu"
	- ông nói gì ạ? - tôi thì thầm.
	ông không còn đủ sức để trả lời tôi nữa. Tất cả sức lực còn lại trong người ông, ông đã dốc hết vào hai tiếng không trọn nghĩa :" Ông...cháu. "
	Một tuần sau khi chúng tôi trở về nhà, gia đình tôi đã nhận được một cú điện thoại từ một cô y tá làm việc ở bệnh viện nơi ông đang điều trị. Cô nhắn lại nguyên văn lời ông tôi nhờ nói lại:
	" Hãy gọi giúp cho cháu gái tôi và nói với nó rằng" yêu "
( Theo Hạt giống tâm hồn, quyển 1, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, Tr 52- 54 )
	Vì sao người ông trong câu chuyện trên chỉ nói một chữ "yêu "? Tại sao người ông lại không nói " Ông yêu cháu ? Trình bày suy nghĩ của em về những lời kết thúc câu chuyện sau đây :" Nhưng điều quan trọng nhất tôi học được là ba từ " Ông yêu cháu " : nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Đó là một lẽ sống ở đời".
Câu 2 (4 điểm ) 
 	 Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn thơ sau:
 	 Ngày xuân con én đưa thoi
	Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
	Cỏ non xanh tận chân trời
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 
 	 ( Trích " Cảnh ngày xuân ", Ngữ văn 9, tập 1)
 Và 
	 Mọc giữa dòng sông xanh
	 Một bông hoa tím biếc
	 ơi con chim chiền chiện
	 Hót chi mà vang trời
 ( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 1)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_bang_b_mon_ngu_van_lop_9_so_gddt_h.doc