Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3 điểm). Từ lời thoại của nhân vật cai lệ và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích dưới đây :

             “ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát :

  • Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha :

  • Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !

Cai lệ vẫn giọng hầm hè :

  • Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ! ”

(Ngô Tất Tố - Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn), Ngữ văn 8, tập I)

             Em hãy cho biết : 

  1. Vai xã hội của các hân vật tham gia hội thoại.
  2. Xét về phương châm lịch sự thì :
  • Nhân vật nào tuân thủ ? Nêu biểu hiện của sự tuân thủ.
  • Nhân vật nào không tuân thủ ? Nêu biểu hiện của sự không tuân thủ.

c) Nhân vật đã thể hiện nét tính cách nào từ sự không tuân thủ phương châm lịch sự ?

 

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 TĨNH GIA Năm học 2012 - 2013
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Ngữ văn – Lớp 9
 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm). Từ lời thoại của nhân vật cai lệ và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích dưới đây :
	“ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát :
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha :
Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !
Cai lệ vẫn giọng hầm hè :
Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ! ”
(Ngô Tất Tố - Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn), Ngữ văn 8, tập I)
	Em hãy cho biết : 
Vai xã hội của các hân vật tham gia hội thoại.
Xét về phương châm lịch sự thì :
Nhân vật nào tuân thủ ? Nêu biểu hiện của sự tuân thủ.
Nhân vật nào không tuân thủ ? Nêu biểu hiện của sự không tuân thủ.
c) Nhân vật đã thể hiện nét tính cách nào từ sự không tuân thủ phương châm lịch sự ?
Câu 2 (3 điểm).
Theo em, tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy- Ngữ văn 9, tập I) được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào của bài ? Hãy chép lại theo trí nhớ khổ thơ đó.
Viết một đoạn văn ngắn để lý giải lý do vì sao em cho rằng khổ thơ mình chọn là thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ Ánh trăng.
Câu 3 (4 điểm). Hãy chỉ ra và phân tich giá trị nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
(Nguyễn Du - Truyện Kiều) 
Câu 4 (10 điểm). Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng : 
“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”. 
Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng : bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, tập I) là một bài thơ hay.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
(3 điểm)
a) Vai xã hội của các nhân vật :
+ Nhân vật cai lệ : vai trên
+ Nhân vật chị Dậu : vai dưới
b) Xét về phương châm lịch sự :
+ Nhân vật tuân thủ : chị Dậu
Biểu hiện : Từ ngữ xưng hô : cháu, ông. Lời lẽ : van xin
+ Nhân vật không tuân thủ : cai lệ
Biểu hiện : Từ ngữ xưng hô : ông, mày. Lời lẽ : chửi mắng, dọa dẫm
c) Sự không tuân thủ phương châm lịch sự ấy đã góp phần thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật : hách dịch, nhẫn tâm, độc ác...
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
2
(3 điểm)
a) Trả lời được : Tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ Ánh trăng được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ cuối cùng của bài.
 Chép lại chính xác theo trí nhớ khổ thơ cuối của bài Ánh trăng
Chú ý: Chỉ có chữ Trăng ở đầu dòng thơ thứ nhất của khổ thơ là chữ hoa, còn các chữ đầu ở 3 dòng thơ tiếp theo không viết hoa. Nếu viết hoa tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ thì trừ 0,25 điểm.
b) Viết đoạn văn
- Về hình thức : Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát ; văn viết có cảm xúc ; đảm bảo các yêu cầu về đoạn văn.
- Về nội dung : Cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau :
 + Trăng cứ tròn vành vạnh : sự trong sáng, tròn đầy, thủy chung, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ.
 + Trăng cứ tròn vành vạnh/kể chi người vô tình : là biểu tượng của sự bao dung, là nghĩa tình thủy chung trọn vẹn, trong sáng, vô tư mà không đòi hỏi sự đền đáp. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta nói chung và của con người (người dân) thời chống Mỹ nói riêng.
 + ánh trăng im phăng phắc : Sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu, bao dung.
 + đủ cho ta giật mình : Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình mà con người lại có lúc quên trăng ; giật mình vì trăng bao dung, nhân hậu mà con người lại là kẻ vô tình ; giật mình vì con người đã có lúc lãng quên bạn bè, lãng quên quá khứ, lãng quên chính mình...
 Khổ thơ cuối nói riêng và cả bài nói chung đã nhắc nhở mọi người không được phép lãng quên quá khứ, cần phải sống có trách nhiệm với quá khứ, thủy chung với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tại... Thủy chung với vầng trăng cũng chính là thủy chung với quá khứ của mỗi con người.
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
3
(4 điểm)
1. Về hình thức : Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục ba phần, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp ; văn phong lưu loát ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
2. Về nội dung : Cần đảm bảo các ý sau :
- Ẩn dụ : Làn thu thủy nét xuân sơn (Ánh mắt trong như làn nước mùa thu ; lông mày cong, xanh như dáng núi mùa xuân).
- Nhân hoá : Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (thiên nhiên ghen và hờn trước vẻ đẹp của Kiều).
- Phép nói quá : Thuý Kiều đẹp đến mức Hoa ghen - Liễu hờn, Nghiêng nước nghiêng thành. 
à Cách sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp bút pháp ước lệ cổ điển trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng điển tích, điển cố đã làm hiển hiện trước mắt người đọc một trang giai nhân tuyệt sắc, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy dường như dự báo được cuộc đời dâu bể, lận đận của Kiều sau này, qua đó đã cho ta thấy được tài năng của người nghệ sĩ bậc thầy - Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
4
(10 điểm)
1. Về hình thức
- Thể loại : Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
- Bố cục : Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn đạt : Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp ; trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc.
- Phương pháp : Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh (luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục, biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu).
2. Về nội dung : Đề văn nhằm đánh giá kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở một mức độ nào đó, đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học, đó là cái hay của thơ ca. Tuy nhiên, từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm về thi ca, nhưng ở đề này cái chính là hiểu và lấy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ quan niệm của Trần Đăng Khoa : Thơ hay là thơ cùng một lúc phải đạt cả ba phẩm chất : giản dị, xúc động và ám ảnh.
 Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau :
* Đây là kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học thông qua một nhận định.
* Muốn chứng minh được, người viết phải hiểu được nhận định và giải thích một cách khái quát nhận định ấy :
 + Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố : giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.
 + Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ ?
- Giản dị trong thơ : Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn giản. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện
- Xúc động : Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa độc giả và nhà thơ. Từ đó, thấy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp, góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.
- Ám ảnh : Những cảm xúc tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi : Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy ; để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc không thể nào quên.
 + Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố : giản dị, xúc động và ám ảnh.
- Bằng sự cảm thụ tác phẩm, học sinh chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh, hình tượng của bài thơ.
- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lý của dân tộc : “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng - hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sốnggợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung.
- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị, tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người.
- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình - nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở, suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.
* Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, văn viết lưu loát, có cảm xúc, sáng tạo, biết vận dụng ở chừng mực kiến thức lý luận văn học trong việc giải thích, chứng minh đề bài.
 Trên đây là những gợi ý, định hướng cơ bản, giám khảo căn cứ vào từng bài làm cụ thể mà vận dụng một cách thích hợp ; trân trọng và khuyến khích những bài làm sáng tạo, có năng khiếu ; không đếm ý cho điểm. 
 Điểm lẻ có thể cho đến 0,25 điểm ; điểm toàn bài không làm tròn số.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc