Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4 điểm )

        Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

Câu 2 (4 điểm)

                                                            LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? 

Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

                                        (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).

        Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.

doc 4 trang Anh Hoàng 30/05/2023 8040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9	 HÀ TĨNH	 NĂM HỌC 2010-2011
	 ------------------	  ------------------------------
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC	
 Môn thi: NGỮ VĂN 
	 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 17/ 03/2011
 (Đề thi có 01 trang, gồm 3 câu)
Câu 1 (4 điểm )
 Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm)
	LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? 
Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
 Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
 Câu 3 (12 điểm)
 Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), Bếp lửa (Bằng Việt), Nói với con (Y Phương). 
 (Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2009).
 ..Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG MÔN NGỮ VĂN 9 -NĂM HỌC 2011
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
 1. Yêu cầu chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung được thể hiện trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo kiến thức và khả năng tạo lập văn bản. 
- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách mới mẻ, thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm.
2. Yêu cầu cụ thể
Câu 1 (4 điểm )
 - Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ 
 - Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên: 
 + Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ : 
 * Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. 
 *Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. 
 + Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề. 
 - Mở rộng và nâng cao vấn đề : 
 + Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm
 + Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
 + Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
 + Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
Câu 2 (4 điểm)
 a) Yêu cầu về kỹ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy ; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện Lỗi lầm và sự biết ơn, và từ câu chuyện đó gợi lên trong mình có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống, có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm rõ các nội dung sau:
 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
 2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập. 
 3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống mà được gợi lên từ câu chuyện : 
 - Giải thích về vấn đề cần bàn luận : 
 + Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình. 
 + Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát ; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên. 
 - Suy nghĩ của bản thân : 
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người 
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. 
 4. Bài học nhận thức và hành động : 
 - Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
 - Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.
 Câu 3 (12 điểm)
 a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết làm bài nghị luận về một vấn đề văn học, kết hợp các thao tác lập luận để tìm hiểu những khám phá và thể hiện của các nhà thơ qua vẻ đẹp hình tượng văn học của ba thi phẩm; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về giả, tác phẩm và vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), Bếp lửa (Bằng Việt) và Nói với con (Y Phương), học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, song cần đáp ứng được nội dung cơ bản sau:
 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
2. Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành cho nhau); tình cảm của sự sinh thành, nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòng ứng xử của những con người trong gia đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đình được các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khác biệt; tình cảm gia đình lại được hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước 
3. Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 bài thơ : 
3.1. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên: 
- Vẻ đẹp tình mẹ con 
+ Khám phá về tình mẹ con : tình yêu mẹ dành cho con trong câu hát, lời ru, nguồn sữa ngọt ngào- vẻ đẹp của “Đấng sinh thành” mà một đời gắn bó suốt đời vì con : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” và tình cảm đó được đứa con cảm nhận theo sự lớn khôn trong nhận thức 
+ Cách thể hiện trong tác phẩm: nhà thơ Chế Lan Viên đã tạo cho bài thơ mang âm hưởng lời ru ngọt ngào, vận dụng chất liệu văn học dân gian một cách sáng tạo, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, giọng suy ngẫm, triết lí
3.2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
- Vẻ đẹp tình bà cháu 
+ Khám phá về tình bà cháu : tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộc đời vất vả, tần tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưng ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà luôn nhen nhóm trong người cháu thân yêu; là vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiện trong thi phẩm
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Bằng Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, sáng tạo hình ảnh, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. 
3.3. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con của Y Phương : 
 - Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí
4. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề 
4.1. So sánh 
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phổ quát; tình cảm ấy lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...
4.2. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề: 
- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi nhà thơ bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người
- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong ba tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.doc