Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 4 (2 điểm): Hoà tan hết 4,68gam hỗn hợp 2 muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (đktc).

1) Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X.

            2) Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol , tỉ lệ khối lượng mol MA : MB= 3:5.

            3) Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97g kết tủa

Câu 5 (2 điểm): Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit.

            1. Tìm R.

            2. Cho 12 gam kim loại R ở trên vào 1 lít dung dịch MSO4, NSO4 (M, N là kim loại) có cùng nồng độ là 0,1M (Biết R đứng trước M, M đứng trước N trong dãy hoạt động hóa học) thu được chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì còn lại một kim loại không tan có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại M và N.

doc 3 trang Anh Hoàng 02/06/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07/11/2013
( Đề thi gồm có 01 trang )
Câu 1 (2điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xẩy ra.
1. Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1-2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ.
2. Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat.
3. Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ vào 3 – 4 giọt dung dịch BaCl2.
4. Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH.
 Câu 2 (2 điểm): Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dụng dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa hoc? Viết các phương trình hóa học.
Câu 3 (2 điểm): Viết các phương trình hóa thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
(8)
FeCl3FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2Fe(OH)3Fe2O3Fe
Câu 4 (2 điểm): Hoà tan hết 4,68gam hỗn hợp 2 muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (đktc).
1) Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X.
 	2) Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol , tỉ lệ khối lượng mol MA : MB= 3:5.
 	3) Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97g kết tủa
Câu 5 (2 điểm): Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit.
	1. Tìm R.
	2. Cho 12 gam kim loại R ở trên vào 1 lít dung dịch MSO4, NSO4 (M, N là kim loại) có cùng nồng độ là 0,1M (Biết R đứng trước M, M đứng trước N trong dãy hoạt động hóa học) thu được chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì còn lại một kim loại không tan có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại M và N.
Cho biết : Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Ba = 137, Cu = 64, C= 12, O = 16, H = 1, Cl=35,5, S=32
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
B.Điểm
1
2 điểm
1
+ Hiện tượng: Bột CuO màu đen bị hòa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
+ Phương trình: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
0,25
0,25
2
+ Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh.
+ Phương trình: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
0,25
0,25
3
+ Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện.
+ Phương trình: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
0,25
0,25
4
+ Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ
+ Phương trình: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
0,25
0,25
2
2 điểm
3
2 điểm
(1): 2FeCl3 + Fe 3FeCl2
0,25
(2): FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl
0,25
(3): Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
0,25
(4): Fe(OH)2 + 2HNO3 Fe(NO3)2 + 2H2O
0,25
(5): 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
0,25
(6): 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
0,25
(7): Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
0,25
(8): 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
0,25
4
2 điểm
5
2 điểm
1
Theo bài ra ta có:
nHCl = (500.14,6)/(100.36,5) = 2 mol; 
nH = 6,72/22,4= 0,3 mol
-Cho X + dd HCl dư:
Vì sản phẩm có H2, nên R là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học, nên R đứng trước cả Cu.
Vì axit dư nên sau phản ứng không thể có R dư, mà 9,6 gam chất rắn B chỉ chứa một kim loại, suy ra phải có phản ứng của R với muối CuCl2 tạo ra Cu kim loại và hiđroxit của R sẽ không tan trong nước (ở đây FeCl2 chưa phản ứng với R do mức độ phản ứng của CuCl2 với R cao hơn so với FeCl2). Do đó B là Cu.
Dung dịch A có RCl2, FeCl2 và HCl dư. Vì dung dịch A tác dụng với KOH dư thu kết tủa D, sau đó nung D đến hoàn toàn thu được 34 gam chất rắn E gồm 2 oxit, suy ra 2 oxit này là RO và Fe2O3. Như vậy trong dung dịch A không có CuCl2.
R + 2HCl → RCl2 + H2 (1)
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O (2)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (3)
R + CuCl2 → RCl2 + Cu (4)
- Cho dung dịch A tác dụng dung dịch KOH dư:
HCl + KOH → KCl + H2O (5)
RCl2 + 2KOH → R(OH)2 + 2KCl (6)
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl (7)
Nung kết tủa ngoài không khí: 
R(OH)2 RO + H2O (8)
2Fe(OH)2 + ½ O2 Fe2O3 + 2H2O (9)
 E gồm hai oxit: RO và Fe2O3
 nCu = 9,6/64 = 0,15 mol
Theo pư (3),(4): nCuO = nCuCl2 = nCu = 0,15 mol
Theo pư (1), (4): nRCl2 = nR = nH2 + nCuCl2 = 0,3 + 0,15 = 0,45 mol
Theo pư (6)(8): nRO = nR(OH)2 = nRCl2 = 0,45 mol
Đặt nFeO ban đầu = x mol
Theo các phản ứng (2),(7),(9): nFe2O3 = ½ .nFeO = 0,5x (mol)
Ta có: mE = mRO + mFe2O3 = 0,45.(MR + 16) + 0,5x.160 = 34 gam (*)
 mX = mR + mFeO + mCuO = 0,45.MR + 72x + 80.0,15 = 37,2 gam (**)
Giải hệ (*), (**) ta được: MR = 24; x = 0,2
Vậy R là Mg
2
Số mol Mg ban đầu: nMg = = 0,5mol
Số mol MSO4: 0,1.1 = 0,1mol; số mol NSO4: 0,1.1 = 0,1mol
PT: Mg + MSO4 MgSO4 + M (1)
 Mg + NSO4 MgSO4 + N (2)
Theo PT (1) và (2) thì: Tổng số mol Mg tham gia phản ứng là: 
nMg = 0,2 mol mà số mol ban đầu của Mg là 0,5mol nên sau phản ứng Mg dư, MSO4 và NSO4 phản ứng hết.
Chất rắn C gồm: M, N và Mg dư.
Theo PT (1) và (2) thì: nM = nN = 0,1mol
 nMg dư = 0,5 – 0,2 = 0,3mol
0,1(MM + MN) + 0,3.24 = 19,2 => MM + MN = 120 (*)
Khi cho chất rắn C tác dụng với H2SO4 loãng dư, Mg và M tan, còn 1 kim loại không tan là N.
mN = 0,1MN = 6,4 => MN = 64g/mol => N là Cu
Thay vào (*) ta được : MM = 56g/mol => M là Fe 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_lop_9_thcs_mon_hoa_hoc_nam_h.doc