Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng I môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu I. (5,0 điểm) 

1. Không dùng hoá chất nào khác nêu phương pháp nhận biết 4 lọ đựng 4 dung dịch bị mất nhãn sau: Na2CO3 , BaCl2 , NaCl, HCl.

2.

a) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau:

+ Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3.

+ Cho từ từ dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch NaOH dư.

b) Lấy ví dụ thoả mãn các điều kiện sau:

+ Khi cho đơn chất tác dụng với hợp chất sản phẩm thu được là 3 ôxit.

+ Khi cho đơn chất tác dụng với hợp chất sản phẩm thu được là 1 chất khí và 2 chất kết tủa.

Câu II. (6,0 điểm)

1. Cho sơ đồ biến hóa sau:

doc 5 trang Anh Hoàng 02/06/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng I môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng I môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng I môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
H-DH01-HGS9I-10
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
Vòng I - Năm học 2010-2011
MÔN : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30/11/2010
(Đề này gồm 04 câu, 01 trang)
Câu I. (5,0 điểm) 
1. Không dùng hoá chất nào khác nêu phương pháp nhận biết 4 lọ đựng 4 dung dịch bị mất nhãn sau: Na2CO3 , BaCl2 , NaCl, HCl.
2.
a) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau:
+ Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3. 
+ Cho từ từ dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch NaOH dư.
b) Lấy ví dụ thoả mãn các điều kiện sau:
+ Khi cho đơn chất tác dụng với hợp chất sản phẩm thu được là 3 ôxit.
+ Khi cho đơn chất tác dụng với hợp chất sản phẩm thu được là 1 chất khí và 2 chất kết tủa.
Câu II. (6,0 điểm)
1. Cho sơ đồ biến hóa sau:
	 to	
 CaCO3 CaO A B C CaCO3
 (1) (2) (3)	 (4) (7) 
 (8)
	 (5) (6)
	 D B 
Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái: A, B, C, D. Biết rằng chúng là những chất khác nhau. 
2. Trộn lẫn 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M vào 301 gam dung dịch H2SO4 3M (D = 1,29 g/ml). Tính nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4 nhận được.
Câu III. (5 điểm)
Hoà tan 1,52 gam hỗn hợp Fe và kim loại R có hóa trị II trong dung dịch HCl 15% vừa đủ thu được 0,672 lit khí (đktc) và dung dịch B. Nếu hoà tan 1,52 gam kim loại R trong 49 gam dung dịch H2SO4 8 % thì lượng axit còn dư.
a) Xác định tên kim loại A.
b) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
c) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch B.
Câu IV. (4 điểm)
Tiến hành phản ứng nhiệt Nhôm 13,4 gam hỗn hợp A ( gồm Al và Fe2O3). Sau khi làm nguội hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl, dư thấy bay ra 5,6 lít khí ở (đktc). Tính khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A.
(Cho C=12; O=16; S=32; H=1; Fe=56; Al=27; Mg=24; Ca=40; Zn=65; Cl=35,5)
======== Hết ========
Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
H-DH01-HGS9I-10
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Vòng I - Năm học 2010-2011
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30/11/2010
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
Câu1
(5đ)
1
2
- Đánh số thứ tự các lọ theo thứ tự từ 1 đến 4.
- Trích mỗi hoá chất ra ống nghiệm làm mẫu thử rồi đánh số thứ tự tương ứng. 
- Lần lượt đem các mẫu thử đun nóng
+ Mẫu thử nào bay hơi hết thì đó là dung dịch HCl.
- Dùng mẫu thử HCl nhận biết được ở trên nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại.
+ Mẫu thử nào có khí bay lên là dung dịch Na2CO3
 Na2CO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O
- Dùng dung dịch Na2CO3 vừa nhận biết ở trên nhỏ vào 2 mẫu thử còn lại.
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch BaCl2.
 BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
- Chất còn lại là NaCl
a)
+ Hiện tượng: Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên bề mặt dung dịch, có bọt khí H2 thoát ra, sau thấy có kết tủa trắng xuất hiện nhưng không bền và tự phân huỷ cho kết tủa Ag2O màu đen.
Các phản ứng xảy ra:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 AgNO3 + NaOH NaNO3 + AgOH
 2AgOH Ag2O + H2O
+ Cho từ từ dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch NaOH, kết tủa keo trắng xuất hiện và tan ngay do NaOH dư.
 Al(NO3)3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaNO3
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
b)
+ Đơn chất C tác dụng với H2SO4 đặc nóng
 C +2H2SO4(đặc,nóng) CO2 + 2SO2 + 2H2O
+ Kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4
 Ba +2 H2O Ba(OH)2 + H2
 Ba(OH)2 + CuSO4 Cu(OH)2 + BaSO4
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(6đ)
1
2
 (1) CaCO3 CaO + CO2
 (2) CaO + H2O Ca(OH)2
 ( A)
 (3) Ca(OH)2 + 2 HCl CaCl2 + 2 H2O
 ( B )
 (4) CaCl2 + 2 AgNO3 Ca(NO3)2 + 2 AgCl
 	 ( C )
 (5) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
 	 ( D )
 (6) Ca(HCO3)2 + 2 HNO3 Ca(NO3)2 + 2 H2O + 2CO2
 ( C )
 (7) Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2 NaNO3
 (C)
 (8) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 (B)
n H2SO4(trong dung dịch 2M) = 0,2 x 1,5 = 0,3 mol 
n H2SO4(trong dung dịch 3M) = = 0,7 mol. 
Thể tích của dung dịch H2SO4 sau khi trộn = 0,2+0,233 = 0,433 lit
Vậy:
Nồng độ H2SO4 sau khi trộn = (0,3+ 0,7): 0,433 = 2,3 M
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(5đ)
Câu 4
(4đ)
Các phản ứng xảy ra:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1)
a mol 2a mol a mol a mol
R + 2HCl RCl2 + H2 (2)
b mol 2b mol bmol bmol
R + H2SO4 RSO4 + H2 (3)
Gọi số mol của Fe và R trong hỗn hợp là a,b. 
Theo bài ra ta có: 
	 = 0,672 : 22,4 = 0,03 mol và pt (1,2)
Ta có các phương trình: 56a + Rb = 1,52 (I)
 a + b = 0,03 (II)
Từ (I)và (II) ta được (56 - R)b = 0,16.
Vì b = 5,33 hay R < 50,67(*)
Theo (3) ta có = = 0,04 mol > 
hay R > 38 (**)
Từ (*) (**) suy ra R là Ca ( MCa = 40)
Thay vào hệ (I), (II) ta được: a = = 0,02 mol
 b = = 0,01 mol
 = 0,02 x 56 = 1,12 gam
 = 0,01 x 40 = 0,4 gam
Vậy % = .100% = 73,68%, 
 % = 100% - 73,68% = 26,32%
c, Theo phương trình phản ứng (1) (2) ta có: = 0,06 mol
 = x100 = 14,6 g
và = 0,03 x 2 = 0,06 g
 = 14,6 + 1,52 - 0,06 = 16,06 g
 = x100% = 15,8%
 = % = 6,9%
 Theo bài ra: = 	
Phương trình hoá học
 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3
Do không biết tỉ lệ số mol của Al và Fe nên xét 3 trường hợp
* TH1: cả Al và Fe2O3 đều hết.chất rắn thu được gồm Fe và Al2O3
+ Khi cho tác dụng với HCl xảy ra phản ứng.
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
 Al2O3 + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2O (3)
Theo pt(2) = = 0,25 mol 
 = 0,25 x 56 = 14 gam >> 13,4 gam hỗn hợp(vô lý)
* TH2: Al hết và Fe2O3 dư.chất rắn thu được gồm:Fe, Fe2O3 dư và Al2O3
+ Khi cho tác dụng với HCl xảy ra phản ứng (2); (3) và phản ứng
 Fe2O3 + 6 HCl 2FeCl3 + 3H2O (4)
Làm tương tự như trường hợp 1 suy ra vô lý
* TH3: Al dư và Fe2O3 hết.chất rắn thu được gồm Fe; Al2O3 và Al dư
+ Khi cho tác dụng với HCl xảy ra phản ứng (2);(3) và
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (5)
Gọi a,b lần lượt là số mol ban đầu của Al và Fe2O3 
Ta có ; 
Theo bài ra ta có 27a+ 160b = 13,4 (I)
Theo phản ứng (1) 
Suy ra 
Theo phản ứng (2),(5) 
Hay 1,5a-b = 0,25 (II)
Kết hợp (I) và (II) ta có hệ phương trình
 27a+ 160b = 13,4 (I)
 1,5a- b = 0,25 (II)
Giải hpt ta được a = 0,2 mol; b = 0,05 mol
Vậy 	
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
Ghi chú:
- Học sinh làm các cách khác, nếu đúng cho điểm tương đương
- Các phương trình hoá học có chất viết sai không cho điểm, cân bằng sai trừ nửa số điểm của phương trình đó.
- Trong các bài toán, nếu sử dụng phương trình hoá học không cân bằng hoặc viết sai để tính toán thì kết quả không công nhận.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_lop_9_vong_i_mon_hoa_hoc_nam.doc