Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc

 

Câu 1(4 điểm): Về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” :

         a) Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật?

b) Nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật ấy có gì khác nhau và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thái độ của nhà thơ?

Câu 2(4 điểm):     Đọc bài thơ sau:                        

                             Mẹ và quả

                         Những mùa quả mẹ tôi hái được

                         Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

                        Những mùa quả lặn rồi lại mọc

                        Như mặt trời, khi như mặt trăng.

                                             Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

              Còn những bí và bầu thì lớn xuống

              Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

              Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

                                             Và chúng tôi một thứ quả trên đời

  Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

   Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả xanh non.

(Nguyễn Khoa Điềm)

         a) Em hãy xác định các biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ.

b) Phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm xúc về tình mẫu tử ở khổ cuối của bài thơ.

doc 4 trang Anh Hoàng 30/05/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc

Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc
 Phòng GD&ĐT	 kỳ thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện	
Huyện Ngọc Lặc	 Năm học: 2010 – 2011
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm): Về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” :
	a) Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật? 
b) Nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật ấy có gì khác nhau và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thái độ của nhà thơ?
Câu 2(4 điểm): Đọc bài thơ sau: 	
 Mẹ và quả
 Những mùa quả mẹ tôi hái được
 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
 Những mùa quả lặn rồi lại mọc
 Như mặt trời, khi như mặt trăng.
 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
 Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
 Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
 Và chúng tôi một thứ quả trên đời
 Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
 Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
 Mình vẫn còn một thứ quả xanh non.
(Nguyễn Khoa Điềm)
	a) Em hãy xác định các biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ.
b) Phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm xúc về tình mẫu tử ở khổ cuối của bài thơ.
Câu 3 (2 điểm): 
Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được tình huống đặc sắc. Theo em đó là tình huống nào? ý nghĩa của việc xây dựng tình huống ấy? 
Câu 4(10 điểm): ánh trăng (ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ Văn 9 tập 1) - Niềm thao thức của một ánh nhìn từ quá khứ.
 ----HếT----
Họ và tên:....... SBD:..Phòng thi số:..
Chữ ký của giám thị số 1 Chữ ký của giám thị số 2
..... .....
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng GD&ĐT	 hướng dẫn chấm
Huyện Ngọc Lặc	 đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện
 	 Năm học: 2010 – 2011
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 (Biểu điểm 20)
Câu 1 (4 điểm):
a) Các tuyến nhân vật: Có 2 tuyến nhân vật: chính diện (Thuý Kiều) và phản diện (đại diện là Mã Giám Sinh) 
	 (1điểm)
b) Điểm khác nhau: 
	- Nhân vật Mã Giám Sinh: Tác giả chủ yếu dùng ngòi bút tả thực (thông qua vóc dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật (HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm)
	- ở nhân vật Thúy Kiều: Nhà thơ vẫn sử dụng nguyên tắc ước lệ, dùng độc thoại nội tâm .
 (HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm).
	Việc sử dụng bút pháp đó đã thể hiện thái độ yêu ghét của nhà thơ đối với các nhân vật.	 (1 điểm)
Câu 2(4 điểm):
	a) Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ:	 (1 điểm)
	- ẩn dụ, so sánh: quả - những đứa con (hình ảnh xuyên suốt toàn bài thơ)
	- Liên tưởng, so sánh: lặn – mọc: vòng quay của thời gian; bí, bầu lớn xuống, mang dáng giọt mồ hôi mặn 
Đó là những phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ và tình cảm sâu nặng của đứa con với công lao suốt đời của người mẹ.
b) Hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối: (3 điểm)
“Quả”, hình ảnh so sánh ẩn dụ rất độc đáo đọng lại trong khổ thơ cuối như 1 lời nhắc nhở:
+ Cả cuộc đời mẹ đã thầm lặng chăm chút, nuôi dưỡng, chấp nhận hi sinh để con khôn lớn, trưởng thành.
+ Khổ thơ hàm chứa sự biết ơn sâu nặng của đứa con đối với mẹ.
+ Sự thảng thốt của đứa con: một đời mẹ hi sinh thầm lặng, và mong mỏi con cái khôn lớn, trưởng thành, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn người con, vẫn thấy mình bé nhỏ, vẫn thấy mình chưa đền đáp xứng đáng công lao dưỡng dục của người mẹ.
	(Trên cơ sở các ý cơ bản trên, giáo viên căn cứ vào việc phát hiện và cảm nhận của HS để cho điểm hợp lí)
Câu 3(2 điểm):
* Gợi ý: 
	Truyện xây dựng thành công hai tình huống:
	+ Sau 8 năm xa cách, ông Sáu mới có dịp trở về thăm nhà. Nhưng thật trớ trêu, bé Thu không nhận cha; đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. (Tình huống cơ bản)	 (0.5 điểm)
	+ ở căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
	(0.5 điểm)
	- ý nghĩa: Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha. Tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với con. Cả hai tình huống đều tập trung làm rõ chủ đề của truyện đó là xây dựng được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh.	 (1 điểm)
Câu 4(10 điểm):
1. Yêu cầu chung: 
- Về nội dung: Chỉ ra và cảm thụ được vẻ đẹp của bài thơ “ánh trăng”: vẻ đẹp của một ánh nhìn từ quá khứ.
- Về phương pháp: Biết vận dụng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận để làm một bài nghị luận tổng hợp.
- Về kỹ năng: Biết trình bày bài viết thành một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc; có khả năng lập luận chặt chẽ, lô-gic. Bài viết có sự sáng tạo.
2. Yêu cầu cụ thể: Gợi ý nội dung cần đạt:
* Mở bài: HS giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và thâu tóm nội dung chính: nỗi niềm thao thức từ cái nhìn của người lính về quá khứ. (1,5 điểm)
* Thân bài: 
	a) HS giới thiệu được hình ảnh vâng trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó suốt đời với mỗi người. 	 (1 điểm)
(Gợi ý: Vầng trăng là người bạn đồng hành với con người suốt từ thuở ấu thơ cho đến lúc lớn khôn. Từ “hồi nhỏ” đến “hồi chiến tranh”, lúc ấy con người sống giản dị “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ” vầng trăng đã trở thành “tri kỉ” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh ở rừng của con người. Đó là vẻ đẹp thuần khiết, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, vạn vật...)
	b) Sự thức dậy của tâm hồn khi nhìn thấy ánh trăng trong hoàn cảnh đặc biệt. ánh nhìn ở đây là: 	 (2 điểm)
	- Hồi tưởng lại những năm tháng gắn bó với vầng trăng: một ánh nhìn về quá khứ gắn bó, tri kỉ, đồng cam cộng khổ...những năm tháng chiến tranh chia ngọt sẻ bùi.
	- Từ đó mới chợt hối hận: khi chiến tranh đi qua, hoàn cảnh thay đổi, người lính đã hờ hững, vô cảm, thờ ơ với vầng trăng.
	- Phân tích nổi bật tâm trạng của người lính khi gặp lại vầng trăng...
(Gợi ý: Hoàn cảnh thay đổi, tâm lí con người cũng thay đổi theo. Từ vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa, giờ đây vầng trăng đã trở thành “người dưng qua đường”. Chỉ đến khi đèn điện tắt, con người mới lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải đột ngột như thế, phải bất ngờ như vậy vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc: Vầng trăng vẫn nguyên vẹn một vẻ đẹp chân thành, gợi bao nhiêu nghĩa tình với triết lý sống sâu sắc: nhắc nhở con người “rưng rưng” với đồng, bể, sông, rừng..., với những năm tháng gian lao mà ngọt ngào, với tình bạn, tình đồng đội cùng chia ngọt sẻ bùi...)
	c) Từ ánh nhìn đó, tâm trạng đó, người lính nhận ra vẻ đẹp khác của vầng trăng: mình từng sống như thế, nhưng trăng vẫn viên mãn tròn đầy, vẫn thuỷ chung, vẫn bao dung, vẹn nguyên không thay đổi.
 (2 điểm)
(Gợi ý: “Trăng cứ tròn vành vạnh” - tròn đầy một vẻ đẹp viên mãn. Giờ đây, ánh trăng là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên không hề thay đổi, ánh nhìn bao dung, độ lượng, trong sáng từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền. Và ánh trăng cũng tỏa sáng ánh nhìn của một vị quan tòa, một nhân chứng rất nghĩa tình im lặng mà nghiêm khắc để con người biết “giật mình” tự vấn lương tri, nhận ra điều lầm lỡ đáng trách của chính mình...)
	d) Từ ánh nhìn về vầng trăng “cứ tròn vành vạnh”, người lính tự nhắc nhở mình về lối sống của bản thân, và như là lời nhắc nhở với mọi người về thái độ đối với quá khứ, với nhân dân. 
 (1 điểm)
(Gợi ý: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “ánh trăng” là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, về tình cảm của con người đối với những năm tháng gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước bình dị... Cái “giật mình” thức tỉnh của con người cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp thấm đẫm chất nhân văn, nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao)
* Kết bài: HS khẳng định đóng góp của Nguyễn Duy về nội dung, nghệ thuật của bài thơ trong giai đoạn chuyển mình của văn học từ sau 1975; khẳng định sức sống mãnh liệt của bài thơ, tính thời sự của bài thơ ngay cả trong giai đoạn hiện nay, mỗi người cần có sự tự nhận thức để hoàn thiện bản thân. 	 (1,5 điểm)
Lưu ý:
 - Dành 1 điểm khuyến khích đối với những bài viết mà học sinh tỏ rõ năng lực viết văn , diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc...)
- Giáo viên căn cứ vào mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp
	....Hết....

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_khoi_9_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9.doc