Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Kèm hướng dẫn chấm)

 

Câu 1: (3,0 điểm)

         Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:

Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:

   Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là TốNhư, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc….

Câu 3: (3.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

                              (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Kèm hướng dẫn chấm)
 Phòng Giáo dục và Đàotạo Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS 
 Hà Trung năm học 2008-2009
 Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Đề chính thức
 (Thời gian làm bài : 150 phút – Không kể thời gian giao đề)
 Họ và tên thí sinh :..SBD:
Câu 1: (3,0 điểm)
	Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?
Câu 2: (2,0 điểm)
 Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:
 Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc.
Câu 3: (3.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
 (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 4: (12 điểm)
 Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “ Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:
 Có mối tình nào hơn thế nữa
 Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
 Có mối tình nào hơn thế nữa
 Trộn hoà lao động với giang sơn
 Có mối tình nào hơn
 Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học ở Ngữ văn lớp 9 - tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.
 Hết
Lưu ý: - Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm
	 	 - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Phòng GD và ĐT Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS 
 Hà Trung năm học 2008-2009
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn - lớp 9
Câu 1: (3,0 điểm)
	Học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó làm rõ giá trị một chi tiết có giá trị cả về nghệ thuật và nội dung trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương" (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - SGK Ngữ văn 9 tập 1)
1. Về nghệ thuật: (1,5 điểm)
Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn:
+ Cái bóng là biểu hiện của tình cảm yêu thương, lòng thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
2. Về nội duing: (1,5 điểm)
	+ Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.
	+ Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường,
Yêu cầu đoạn văn phải có hành văn trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, có chất văn không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp mới đạt điểm tối đa.
Câu 2: (2,0 điểm)
 HS chỉ ra được 3 chỗ chưa chính xác trong đoạn văn giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của bạn:
 + Năm sinh- năm mất chữa lại là: ( 1765- 1820)
 + Tên chữ và tên hiệu chữa lại là : tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
 + Tên các tập đoàn phong kiến chữa lại là : các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn..
Câu 3: (3.0 điểm)
	Bài viết phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 
- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng một cách liên tiếp trong suốt 4 câu thơ để nhấn mạnh cảm xúc sung sướng, hạnh phúc dào dạt, tràn ngập của nhân vật trữ tình.(1,0 điểm)
- Những hình ảnh so sánh chọn lọc, tiêu biểu, gợi cảm. (0.5 điểm)
- Hai câu đầu so sánh với các hình ảnh thiên nhiên nhấn mạnh ý trở về với nguồn cội là được hồi sinh, phát triển.	 (0,5 điểm)
- Hai câu thơ sau so sánh với con người: Trẻ thơ được uống sữa, được đưa nôi - sự gặp lại đúng lúc, đúng thời điểm như gặp lại nguồn sống, được tiếp thêm sức mạnh. Nhân dân là người mẹ vĩ đại nuôi sống tâm hồn, tình cảm nhân vật.(1.0 điểm)
 Câu 4: (12,0 điểm)
Bài làm yêu cầu đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, kết hợp nghị luận và biểu cảm, đúng chủ đề về tình yêu Tổ quốc trong các bài thơ hiện đại đã được học trong chương trình ngữ văn 9, tập 1.
Cụ thể:
1) Mở bài: (1,5 điểm)
- Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu, trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh. (0,5 điểm)
- Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1 (1,0 điểm).
2) Thân bài: (9,0 điểm) Cần nêu được các ý cơ bản sau:
a)Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu: (4,5 điểm) 
 (Trong các bài: Đồng chí- Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật), với các biểu hiện cụ thể:
+ Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thù.(1,0 điểm)
( Dẫn chứng trong bài thơ Đồng chí)
 	 .Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng trăng treo.
+ Tình yêu đối với đất nước đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu. (1,0 điểm)
+ Lí tưởng cao cả của họ là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược, cho dù trên con đướng đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh: (1,0 điểm)
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
+ Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là: “ Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”.(1,5 điểm)
b) Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, con người Việt Nam cũng đã thể hiện được tình yêu thiết tha đối với đất nước thân yêu. (4,5 điểm)
 Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc: (0,5 điểm)
 (Trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Bếp lửa- Bằng Việt, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm; ánh trăng- Nguyễn Duy)
+ Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam được làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, được ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. (1,0 điểm) (dẫn chứng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá)
+ Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã trông cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước (lấy dẫn chứng trong bài thơ Bếp lửa). 
(1,0 điểm)
+ Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi, tuy em Cu Tai còn nhỏ nhưng người mẹ ấy đã không quản ngại vất vả, lao động sản xuất để phục vụ cho đất nước. ( dẫn chứng trong bài thơ Khúc hát ru) 
(1,0 điểm)
+ Bài thơ ánh trăng: Sự giật mình thức tỉnh trước ánh trăng- nhân dân đất nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hoà bình, đã vô tình lãng quên quá khứ.
(1,0 điểm)
c) Kết bài: (1,5 điểm)
Học sinh biết khép lại vấn đề một cách hợp lý, tương ứng với phần mở bài, có liên hệ thực tế hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân. 
Chú ý: Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt khi chấm bài.
Cần đánh giá cao những bài làm sáng tạo, diễn đạt giàu cảm xúc, có chất văn.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_ngu_van_phong_gddt.doc