Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tân Biên (Kèm hướng dẫn chấm)

 

Văn học: ( 5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé trong truyện “ Cô bé bán diêm”

( An-đéc- xen) lại được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc với hình ảnh người bà nhân từ ?

Câu 2: (3 điểm)

Cảm nhận của em trước bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”. ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

Tiếng Việt: ( 5 điểm)

Câu 1: ( 4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về “ Sống đẹp, sống có ích”. ( Không quá 200 từ)

   Câu 2: ( 1 điểm)

              Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“ Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

                                                     ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )                   

doc 4 trang Anh Hoàng 30/05/2023 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tân Biên (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tân Biên (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tân Biên (Kèm hướng dẫn chấm)
 UBND HUYỆN TÂN BIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2009- 2010
NGÀY THI : 28/10/2009
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút. ( Không kể thời gian phát đề )
(Đề thi có 01 trang. Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi )
ĐỀ:
Văn học: ( 5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé trong truyện “ Cô bé bán diêm” 
( An-đéc- xen) lại được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc với hình ảnh người bà nhân từ ? 
Câu 2: (3 điểm)
Cảm nhận của em trước bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”. ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Tiếng Việt: ( 5 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về “ Sống đẹp, sống có ích”. ( Không quá 200 từ)
 Câu 2: ( 1 điểm)
 	Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.
 	( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy ) 
Tập làm văn: ( 10 điểm)
Lời tâm sự của con đường.
------------------------------------------Hết---------------------------------------------
 UBND HUYỆN TÂN BIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2009- 2010
NGÀY THI : 28/10/2009
MÔN: NGỮ VĂN
Văn học: ( 5 điểm)
Câu 1:( 2 điểm)
Hình ảnh lò sưởi đem đến cho em bé cảm nhận về “ hơi nóng dịu dàng”. Thế giới mộng tưởng của em bé bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi là hợp lí vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh. ( 0,5 điểm)
Nhưng em bé không những phải chịu cái giá lạnh của thiên nhiên mà còn phải chịu cái giá lạnh của sự thiếu vắng hơi ấm tình thương, em bé trở nên đơn độc và côi cút. Chính vì thế mà hình ảnh của bà – người “hiền hậu” độc nhất đối với em, chết từ lâu – đã xuất hiện trong thế giới mộng tưởng. ( 1 điểm)
 	Thế giới mộng tưởng , vì thế vừa là sự bù đắp nhưng cũng vừa tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực. ( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 3 điểm)
Học sinh trình bày thành văn bản ngắn, vận dụng thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung, câu văn mạch lạc, có cảm xúc, không mắc các lỗi câu, chính tả, lỗi diễn đạt. 
Học sinh cần làm rõ bốn câu thơ đầu của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân. ( 0,5 điểm)
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian: Mùa xuân thấm thoát trôi mau, không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát. ( 0,5 điểm)
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, nhẹ nhàng, thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật ( 1 điểm)
Tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên. ( 0,5 điểm).
Ngôn ngữ của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. ( 0,5 điểm).
Tiếng Việt: ( 5 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)
Học sinh trình bày đúng yêu cầu về hình thức: không quá 200 từ, đảm bảo nội dung “ Sống đẹp, sống có ích”.
Biết quan tâm đến người khác.
Sống và cống hiến hết sức mình cho quê hương, đất nước.
Biết phát huy truyền thống cao đẹp của cha ông. 
Học sinh tự do cảm nhận.
Câu 2: (1 điểm)
Đoạn thơ trích trong bài thơ “ Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy sử dụng nghệ thuật nhân hóa, điệp ngữ. ( 0,5 điểm).
Nhân hóa cây tre: “ thân bọc lấy thân”, “ tay ôm tay níu” quấn quýt nhau trong gió bão gợi lên tình yêu thương đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)
Tập làm văn: ( 10 điểm)
Yêu cầu:
Nội dung:
Em nghe được lời thì thầm của con đường khi nào? Ở đâu? 
Con đường tự kể về cuộc đời của nó:
+ Chuỗi ngày hạnh phúc:
s Được thay da đổi thịt ( từ đường đất đỏ sang đường nhựa) nên sung sướng, tự hào, hãnh diện
s Chứng kiến một vài câu chuyện cảm động ( một số người cứu giúp người bị nạn trên đường, người lưu thông đúng luật nhưng chết oan uổng do những người vi phạm an toàn giao thông.)
+ Chuỗi ngày đong đầy nước mắt:
s Làm đường không đạt tiêu chuẩn ( đường xuống cấp: ổ gà, ổ voi)
s Xe ô tô chở quá tải
s Người tham gia giao thông không đúng luật: lạng lách, đánh võng trên đường, người lái xe chưa đúng tuổi quy định, lái xe trong tình trạng có rượu bia, học sinh và người lớn chạy hàng hai, hàng ba , nói tục, chửi thề .
s Chứng kiến một vài chuyện đau lòng ( ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc người bị nạn với nhiều lí do khác nhau)
Con đường nhắn nhủ điều gì?
Bài học sâu sắc của em qua lời tâm sự của con đường. ( nghị luận)
Hình thức:
Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự biết kết hợp đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, độc thoại, đối thoại một cách chân thực, sinh động.
Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm, phân đoạn hợp lí.
Xác định ngôi kể.
Hành văn mạch lạc, trong sáng, có chất văn, đảm bảo diễn đạt khá tốt. 
Biểu điểm:
Điểm 8 -10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có cảm xúc chân thực, sâu sắc. Mắc một, hai lỗi nhẹ.
Điểm 6 -7: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, có một vài ý sâu sắc.
Điểm 4 – 5: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, tỏ ra hiểu đề, có ý tưởng hay. 
Điểm 2 – 3: Chỉ viết vài ý cơ bản, ý còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt còn lủng củng
Điểm 1: Mắc nhiều lỗi nặng: không viết được bài, không đúng thể loại.
---------------------------------------------Hết-------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_vong_huyen_mon_ngu_van_phong.doc