Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Em hiểu thế nào là " phong trào Cần vương"? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương diễn ra ở nước ta cuối thế kỉ XIX.
b. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương?
Câu 2 (2,0 điểm )
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện ở những điểm nào?
Câu 3 (2,0 điểm)
Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 2 (Có đáp án)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 5 câu, 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a. Em hiểu thế nào là " phong trào Cần vương"? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương diễn ra ở nước ta cuối thế kỉ XIX. b. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương? Câu 2 (2,0 điểm ) Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện ở những điểm nào? Câu 3 (2,0 điểm) Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. Câu 4 (2,0 điểm) a. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? b. Trong những năm 1945- 1975, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? HẾT .. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a, (1,0 điểm): Khái niệm " Phong trào Cần vương": "Phong trào Cần vương" là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua , (diễn ra ở nước ta cuối thế kỉ XIX). 0,25 - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: + Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886- 1887) 0,25 + Khởi nghĩa Bãi Sậy( 1883- 1892) 0,25 + Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895) 0,25 b, (1,0 điểm) Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương: - Lãnh đạo: Các thủ lĩnh địa phương xuất thân từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương... 0,25 - Mục đích: Đánh Pháp để bảo vệ làng xóm quê hương, không hưởng ứng chiếu Cần vương. 0,25 - Thời gian tồn tại: Khởi nghĩa nổ ra trước phong trào Cần vương và kéo dài hơn. 0,25 - Lực lương tham gia: Nông dân nghèo phiêu tán. 0,25 2 (2,0 điểm) * Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng * Đảng và Hồ Chủ Tịch luôn sáng suốt nhận định tình hình, kịp thời chớp lấy thời cơ, kiên quyết, dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. 0,25 - Đêm 9/3/1945, khi Nhật nổ súng đảo chính pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp để nhận định tình hình mới; quyết định phát động cao trào "kháng nhật, cứu nước"làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. 0,25 - Khi nghe tin Nhật đầu hàng đồng minh, từ 14à15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân đồng minh vào. Ủỷ ban khởi nghĩa ra quân lệnh số I kêu gọi toàn dân nổi dậy. 0,25 - Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủỷ ban khởi nghĩa , một đội quân giải phóng tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 0,25 * Đảng và Hồ Chủ Tịch đã vận dụng sáng tạo phương pháp bạo lực cách mạng, nhờ vậy cách mạng thành công tương đối dễ dàng, nhanh chóng và ít đổ máu. 0,25 - Trong tổng khởi nghĩa ,Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy cùng 1 lúc, cả ở nông thôn, thành thị. - Với hình thức tuần hành thị uy, lấy sức mạnh của toàn dân có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tiến hành khởi nghĩa đập tan chính quyền địch. 0,25 0,25 - Kết hợp khởi nghĩa từng phần với tổng khởi nghĩa , kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn với khởi nghĩa ở thành thị để giành chính quyền mà đòn quyết định là khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. 0,25 3 (2,0 điểm) *Nguyên nhân:( 0,5 điểm) - Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, chấp nhận cuộc quyết chiến chiến lược với ta ở vùng rừng núi Tây Bắc 0,25 - 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. 0,25 * Diễn biến: Chiến dịch bắt đầu từ 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt 0,25 Đợt 1: quân ta tấn công cụm đồi Him Lam; và toàn bộ phân khu Bắc của địch. Đợt 2: Ta tấn công tiêu diệt các căn cứ phía Đông phân khu trung tâm . Đợt 3 (1/5-7/5/1954): Quân ta đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía đông. Ngày 7/5/1954, ta đánh vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng. 0,25 - Kết quả: ta tiêu diệt, bắt sống toàn bộ quân địch gồm 16.200 tên; thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện vũ khí chiến tranh.. 0,25 - Ý nghĩa: Chiến thắng ĐBP là chiến thắng lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. 0,25 - Chiến thắng này đã làm phá sản kế hoạch Nava; góp phần quyết định vào việc buộc địch ký với ta hiệp đinh Giơnevơ kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở ĐD. 0,25 - Chiến thắng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.. 0,25 4 (2,0 điểm) a,những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ 2. * Lĩnh vực khoa học cơ bản: đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu bước nhảy vọt trong toán học, vật lí, hoá học, sinh họcđã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất ... 0,25 * Phát minh về công cụ sản xuất mới: quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động * Tìm được nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời 0,25 * Sáng chế những vật liệu mới: chất pô-li-me (chất dẻo) * Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp đã giúp con người khắc phục được nạn thiếu lương thực, thực phẩm 0,25 * Những tiến bộ trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ caophát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo. * Lĩnh vực chinh phục vũ trụ: con người đã bay vào vũ trụ (1961 ) 0,25 b, Ý nghĩa: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. 0,25 - Tạo ra những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người 0,25 - Tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động( tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên) 0,25 * Hạn chế: việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tửtai nạn lao động, tai nạn giao thông những bệnh dịch mới 0,25 5 (2,0 điểm) a, Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ - Thực hiện " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. 0,25 - Mĩ đã tiến hành viện trợ, lôi kéo, khống chế các nước đồng minh, lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược 0,25 - Tuy thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại, (nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam). 0,25 - Từ 1991, Mĩ thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới " đơn cực" do Mĩ chi phối, khống chế. Nhưng vấp phải sự cạnh tranh của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc 0,25 b. Trong những năm 1945- 1975, thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ từng bước can thiệp và xâm lược Việt Nam. 0,25 - Từ 1945 đến 1954, viện trợ quân sự cho Pháp để kéo dài chiến tranh xâm lược Đông Dương 0,25 - Từ 1954 đến 1975, Mĩ từng bước xâm lược miền Nam Việt Nam, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ 0,25 - Các âm mưu của Mĩ đối với Việt Nam đều bị thất bại Song Mĩ vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng 3 nước Đông Dương. 0,25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_co_dap_an.doc