Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm):

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:

a. Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở n­ước ta đầu thế kỉ XX nh­ư thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm):

            Bằng những sự kiện lịch sử đã học trong giai đoạn 1939 - 1945, em hãy làm rõ:

            a. Vì sao đến năm 1941, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?

            b. Vai trò, tác dụng của Mặt trận Việt Minh?

Câu 3 (2,0 điểm):

            Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?

doc 5 trang Anh Hoàng 02/06/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ 
Thời gian: 150 phút
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
a. Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm):
	Bằng những sự kiện lịch sử đã học trong giai đoạn 1939 - 1945, em hãy làm rõ:
	a. Vì sao đến năm 1941, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
	b. Vai trò, tác dụng của Mặt trận Việt Minh?
Câu 3 (2,0 điểm):
	Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?
Câu 4 (2,0 điểm):
	Bằng những hiểu biết của em về Cách mạng Cu-ba từ sau năm 1945 đến nay, hãy làm rõ:
	a. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu-ba.
	b. Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?
	c. Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cụ-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.
Câu 5 (2,0 điểm):
 Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì? Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết. 
.................... Hết ...................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ 
 (Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
Phần nội dung
Điểm
ạ Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
- Tầng lớp tư sản:
+ Họ là chủ nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, các chủ hãng buôn bán... Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm.
0,25 
+ Do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc...
0,25 
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
+ Họ chiếm một lực lượng đông đảo bao gồm: chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn... Cuộc sống của họ bấp bênh...
0,25 
+ Họ là những người có ý thức dân tộc, nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
0,25 
- Giai cấp công nhân:
+ Với lực lượng lúc đó khoảng 10 vạn, họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương.
0,25 
+ Họ bị áp bức bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...).
0,25 
b. Sự tác động đến cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX:
Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đã tạo ra những điều kiện bên trong, kết hợp với những trào lưu tư tưởng bên ngoài tràn vào, tạo thành những điều kiện xã hội và tâm lý, làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX - xu hướng dân chủ tư sản....
0,25 
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường dạy học, quy mô rộng lớn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham giạ
0,25 
Câu 2 (2,0 điểm):
Phần nội dung
Điểm
a, Đến năm 1941, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh vì:
* Hoàn cảnh thế giới:
	- Sau khi đánh chiếm hầu khắp châu Âu, phát xít Đức đã tấn công Liên Xô (6/1941), thế giới đã hình thành 2 trận tuyến một bên là các lực lượng dân chủ tiến bộ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít (Đức - ý- Nhật). Kể từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương trở thành 1 bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ tiến bộ thế giới.
0,25 
* ở Đông Dương:
	- Tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp hèn nhát đầu hàng dâng Đông Dương cho Nhật. Kể từ đây Nhật và Pháp cấu kết với nhau ra sứ bóc lột nhân dân ta.
0,25 
- Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng cực khổ, điêu đứng, mâu thuân dân tộc trở lên sâu sắc.
0,25 
- Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Lúc này Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhìn rõ vấn đề độc lập dân tộc phải được đặt trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
0,25 
- Vì những lẽ đó mà lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Tháng 5/1941), Hội nghị đã quyết định thành lập ra Mặt trận Việt Minh.
0,25 
b, Vai trò, tác dụng của Mặt trận Việt Minh?
- Trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra, Mặt trận việt minh có vai trò tập hợp, đoàn kết đông đảo các tầng lớp nhân dân tạo nên một đạo quân chính trị vô cung hùng hậu, vô cùng to lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
0,25 
- Trong cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo đội quân chính trị hùng hậu của minh xông lên cướp chính quyền. Với sức mạnh của Mặt trận Việt Minh đã khiến chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tan rã, chúng ta đã giành được chính quyền nhanh chóng mà không đổ máu.
0,25 
- Sau Cách mạng tháng Tám - 1945 Mặt trận Việt Minh tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân giúp Đảng và chính phủ khắc phục những khó khăn, diệt giặc đói, giặc dốt và củng cố chính quyền Cách mạng.
0,25 
Câu 3 (2,0 điểm):
Phần nội dung
Điểm
a. Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?
- Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949), tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không có lợi cho thực dân Pháp
0,25 
- Bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ
0,25 
- Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp dã thực hiện “Kế hoạch Rơ – ve”, nhằm khóa chặt biên giới Việt- Trung, xây dựng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình – Sơn La), chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
0,25 
- Trên cơ sở đó , để phá âm mưu của địch, tháng 6 năm 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhăm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt –Trung, mở rộng và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. 
0,25 
b. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?
- Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp thực hiện âm mưugianhf lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
0,25 
- Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh cuộc chiến tranh chiếm đống và bình định những vùng đất đã mất
0,25 
- Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
0,25 
- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tháng 12 năm 1950 với âm mưu gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến ncoong lực lượng cách mạng.
0,25 
Câu 4 (2,0 điểm):
 a. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu-ba.
1 ®
 + Tháng 3 / 1952 Mĩ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính và thiết lập ra chế độ độc tài quân sự ở CuBa 
 + Sau khi nên cầm quyền Batixta thi hành chế độ phản động nhự giải tán quốc hội, xoá bộ hiện pháp tiến bộ , đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
	+ Dưới ách thống trị của tướng Batixta phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa PT mạnh mẽ. 26/7/1953 Phi đen -Cat –Xtơ-rô cùng 135 chiến sĩ yêu nước tấn công vào trại lính Môncađa , tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa vô cùng to lớn đã thổi bùng nên phong trào đấu tranh ở CuBa 
0.25
0.25
- Năm 1955 Phi Đen đựoc trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. Tại đây ông đã tập hợp những thanh niên yêu nước mua sắm vũ khí và huấn luyện quân sự 
	- Tháng 11/1956 Phi Đen cùng 81 chiến sĩ từ Mê-hi-cô về nước sau đó xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtra.
0.25
- 30/12/1958 Batixta bỏ chạy ra nước ngoài chính quyền phản động sụp đổ
- 1/1/1959 CM CuBa dành thắng lợi hoàn toàn
0.25
b- Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba vì:
0,25
- Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen cát-xtơ-rô, tuy không giành được thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn lãnh thổ Cu-ba và là bước khởi đầu cho thắng lợi của cách mạng Cu-ba sau này. Vì vậy có thể nói cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba 
0,25
c- Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam:
0,75
- Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được xây dựng và vun đắp trên cơ sở hai quốc gia có cùng chung một hệ tư tưởng đó là lấy chủ nghĩa Mác -Lênin làm nền tảng tư tưởng, cùng có chung mục tiêu là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc để giải phóng dân tộc, và cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội...
0,25
- Tình đoàn kết hữu nghị ấy đã được chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Phi-đen cát-xtơ-rô, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
* VD: 
+ Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của nhân dân Việt nam, Đảng và nhân dân Cu-ba anh em không ngừng ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của lãnh tụ Phi-đen cát-xtơ-rô " Vì cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam anh em, nhân dân Cu-ba có thể hiến dâng cả máu của mình" .
+ Ngày nay mặc dù Cu-ba đang nằm trong vòng bao vây cấn vận kinh tế của Mĩ và các thế lực thù địch, song nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân Cu-ba, thông qua các chuyến viếng thăm của nguyên thủ hai nước. 
0,25
0,25
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là:
 - Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo.
0,5
0,5
b. Những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết. 
Tổ chức nông lương thế giới (FAO)
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF)
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Tổ chức văn hóa giáo dục thế giới (UNESCO)
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_kem_huong_dan_ch.doc