Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM(6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So sánh xu hướng cứu nước của các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX với tư tưởng cứu nước ở thế kỷ XIX?
C©u 2: (2,0 điểm)
Tại sao nói: Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời cơ “nghìn năm có một”
C©u 3: (2,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 05 câu, 01 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So sánh xu hướng cứu nước của các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX với tư tưởng cứu nước ở thế kỷ XIX? C©u 2: (2,0 điểm) Tại sao nói: Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời cơ “nghìn năm có một” C©u 3: (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4,0 điểm) Câu 4. (2,0 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự phát triển “thần kì” như thế nào? Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản đã để lại cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm gì? Câu 5. (2,0 điểm) Nguồn gốc và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với sự phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay? Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đặt ra những thời cơ và thách thức gì đối với nước ta trong quá trình phát triển hiện nay? ---------------------Hết--------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 điểm) Bối cảnh lịch sử (0,75 điểm) - Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới 0,25 điểm - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc, xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới (Tư sản, tiểu tư sản, vô sản) bên cạnh các giai cấp cũ. Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng mới. 0,25 điểm - Sự tác động của bối cảnh quốc tế, các luồng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo Trung Quốc. Đặc biệt là tấm gương tự cường của Nhật Bản đã kích thích các nho sĩ yêu nước đi theo hướng dân chủ tư sản hoá 0,25 điểm So với quan điểm cứu nước cuối thế kỷ XIX, xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX có rất nhiều điểm mới: (1,25 điểm) - Nếu như ở thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đấu tranh chống Pháp bằng những tư tưởng thương lượng, hoà hoãn, thoả hiệp. Cụ thể bằng các hiệp ước ký kết đầu hàng thực dân Pháp (Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hắc Măng, Pa-tơ-nốt). 0,25 điểm - Hoặc có một số phong trào đấu tranh thì cũng chỉ bó gọn trong khuôn khổ tư tưởng phong kiến. 0,25 điểm - Sang đến thế kỷ XX, trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đã trở nên giàu mạnh, không bị thực dân xâm lược đã kích thích được nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản. 0,25 điểm - Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt với con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến cũ mà chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới, xu hướng dân chủ tư sản. 0,25 điểm - Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước mà nó hết sức phong phú: Vũ trang bạo động, cải cách duy tân, mở trường dạy học 0,25 điểm Câu 2 (2,0 điểm) Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 - Chiến tranh thế giới thứ II đã bước vào giai đoan kết thúc. 0,25 điểm - Ở châu Âu: chủ nghĩa phát xít Đức đã bị tiêu diệt (5-1945). 0,25 điểm - Ở châu Á: quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945). 0,25 điểm - Ở Đông Dương: Bọn Nhật và tay sai của chúng đang suy yếu và hoang mang, dao động cao độ. 0,25 điểm - Theo thoả thuận của phe Đồng minh thì sau chiến tranh Đồng minh sẽ vào giải giáp quân Nhật và trả Đông Nam Á lại là thuộc địa theo truyền thống. (Đông Dương lại là thuộc địa của Pháp) 0,25 điểm Trước tình hình trên từ 14 đến 15 - 8 -1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định Tổng khởi nghĩa. 0,25 điểm + Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào đã tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập uỷ ban dân tộc giải phóng dân tộc. 0,25 điểm -> Như vậy ta chỉ có thể giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương. Lúc này hơn lúc nào hết thời cơ “nghìn năm có một” để chúng ta giành chính quyền đã đến. 0,25 điểm C©u 3 (2,0 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) : (1 điểm) - Trước hết là cuộc kháng chiến của ta có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh: ngay từ đầu chúng ta đã có đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện lâu dài, tự lực cánh sinh. 0,25 điểm - Ta có chính quyền trong cả nước, có mặt trận thống nhất toàn dân, phát triển cả ở vùng tự do và vùng sau lưng địch. Ta có hậu phương vững chắc. 0,25 điểm - Có sự đoàn kết sát cánh bên nhau cùng chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung. 0,25 điểm - Bên cạnh đó ta còn có được sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. 0,25 điểm * Ý nghĩa lich sử của thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954): (1 điểm) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ, đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở ra thời kì xây dựng XHCN ở miền Bắc, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 0,5 điểm - Thắng lợi đã giáng 1 đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 0,5 điểm Câu 4. (2,0 điểm) * Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. (1,25 điểm) - Từ 1945-1950, kinh tế Nhật phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ. Kinh tế Nhật được phục hồi và phát triển mạnh khi Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên (6/1950). Đây được coi là “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. 0,25 điểm - Từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam diễn ra, kinh tế Nhật có cơ hội mới đạt sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng thứ 2 trong thế giới tư bản. 0,25 điểm + Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 đạt 20 tỉ USD đến năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ 2 thế giới. Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. 0,25 điểm + Công nghiệp: Từ 1950- 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, từ 1961- 1970 là 13,5%/năm. + Nông nghiệp: đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu về thịt, sữa. Nghề đánh cá phát triển đứng thứ 2 trên thế giới (sau Pê- ru) 0,25 điểm - Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản). - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản suy thoái kéo dài, tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục. “Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối của thế kỉ XX” 0,25 điểm * Bài học cho Việt Nam từ sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. (0,75 điểm) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học - kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật là khâu then chốt nên Việt Nam phải tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất của thế giới. 0,25 điểm - Học tập được cách tổ chức quản lí nền kinh tế năng động, hiệu quả và vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. 0,25 điểm - Phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có ý thức kỉ luật trong lao động đáp ứng được tình hình mới trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Khẳng định "Giáo dục đào tạo, và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu". 0,25 điểm Câu 5 (2,0 điểm) Nguồn gốc của cách mạng khoa học – kĩ thuật : (0,5 điểm) - Từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. Nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Trong khi nguồn tài nguyên ngày càng vơi cạn, vấn đề bùng nổ dân số ngày càng nghiêm trọng. 0,25 điểm - Những thành tựu của cuộc cánh mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất tạo ra những điều kiện, tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. 0,25 điểm Tác động (1,0 điểm) * Tác động ích cực + Có bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất làm năng xuất lao động không ngừng tăng, đời sống con người được cải thiện. 0,25 điểm + Làm thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. 0,25 điểm + Đưa loài người bước sang “nền văn minh hậu công nghiệp” 0,25 điểm * Tác động tiêu cực: cách mạng khoa học kỹ thuật gây nên hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường, bệnh tật mới, vũ khí huỷ diệt 0,25 điểm Thời cơ, thách thức (0,5 điểm) - Thời cơ: nếu ta làm chủ được khoa học kĩ thuật sẽ giúp ta đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn được khoảng cách trong quá trình phát triển với các nước tiên tiến trên thế giới để hòa nhập với xu thế phát triển của nhân loại. 0,25 điểm - Thách thức: nếu không làm chủ được khoa học - kĩ thuật, khoảng cách giữa nước ta với các nước ngày càng lớn, ta càng bị lạc hậu. Đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức lớn cần giải quyết như vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh tật, bản sắc dân tộc, vấn đề độc lập chủ quyền quốc gia... 0,25 điểm ---------------------Hết---------------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9_kem_huong_dan_cham.doc