Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Kèm hướng dẫn chấm)

        Câu 1:(8 điểm)

                       Trong bài hát “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

                      Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng hai trang giấy thi) cho biết suy nghĩ của em về câu hát trên. 

 

        Câu 2:(12 điểm)

                      Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà em đã học, hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm cha con của người lính trong chiến tranh .

 

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 5360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐAO TẠO	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN 
ĐỀ CHÍNH THỨC 	NĂM HỌC 2011-2012
	- Môn thi:	NGỮ VĂN 9
	- Ngày thi:	15-01-2012
	- Thời gian:	150 phút (không kể phát đề)
 Câu 1:(8 điểm)
 Trong bài hát “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
 Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng hai trang giấy thi) cho biết suy nghĩ của em về câu hát trên. 
 Câu 2:(12 điểm)
 Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà em đã học, hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm cha con của người lính trong chiến tranh .
- HẾT-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
 CHÂU THÀNH Năm học 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
CÂU
NỘI DUNG YÊU CẦU
ĐIỂM
1
 Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 2 trang giấy thi). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hòa với yếu tố tự sự, biểu cảm. Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp. 
 Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:
I. MỞ BÀI:
 Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề cần nghị luận (câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”).
1,5 điểm
II.THÂN BÀI:
 1/- Giải thích:
 - “Tấm lòng”: lòng tốt, lòng nhân ái.
 - Sống trong xã hội, mọi người cần biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh...
2/- Trình bày suy nghĩ:
 - Sống có “tấm lòng”, có lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã có tự lâu đời (dẫn chứng qua một số câu tục ngữ, ca dao).
 -Sự cần thiết của lòng nhân ái trong thời đại hiện nay.
 - Biểu hiện đa dạng của lòng nhân ái: từ việc nhỏ, đơn giản đến những nghĩa cử to lớn, cao đẹp; từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội, quốc tế...
 - Tác dụng to lớn của lòng nhân ái đối với con người, với xã hội.
 - Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm... của một bộ phận người dân trong xã hội hiện nay. 
1điểm
4điểm
III. KẾT BÀI:
 - Khẳng định câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” là một lời khuyên vô cùng bổ ích.
 - Liên hệ bản thân.
1,5 điểm
2
 Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học (về nội dung tư tưởng trong tác phẩm truyện). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ chính xác, dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý, văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh cảm xúc, có sức thuyết phục. Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp.
 Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:
I. MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu được vấn đề nghị luận (nhận định nêu trong đề bài).
2 điểm
II. THÂN BÀI:
 1/- Giải thích nhận định:
 -“ Bài ca bất tử”: bài hát đặc sắc sống mãi với thời gian.
 - “Chiếc lược ngà” là tác phẩm ca ngợi tình cha con rất cảm động của người lính trong chiến tranh, là tác phẩm để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc hôm nay và mãi về sau.
 2/- Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở.
 Tác phẩm đã thể hiện: 
 a/- Tình yêu mãnh liệt của bé Thu dành cho cha:
 - Trong ba ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu tỏ thái độ xa cách, lạnh nhạt, ương bướng, kiên quyết không nhận ông Sáu là cha dù trải qua nhiều tình huống thử thách,đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc, trọn vẹn mà nó dành cho người cha trong tấm ảnh chụp chung với má nó.
 ( Dẫn chứng).
 - Khi biết được sự thật ông Sáu chính là người cha mà em hằng mong nhớ, trước lúc chia tay, tình cảm yêu thương cha của bé Thu đã bộc lộ vô cùng mãnh liệt làm xúc động lòng người.
 ( Dẫn chứng).
 b/- Tình thương vô bờ bến của ông Sáu dành cho con:
 - Nhớ con nao lòng, mừng rỡ khi vừa gặp lại con, nhưng phải kiên nhẫn chịu đựng những đau khổ khi con ương bướng từ chối không nhận mình, niềm hạnh phúc khi được con gọi tiếng “ba” chưa trọn vẹn thì éo le lại phải chia tay. 
 ( Dẫn chứng)
 -Những ngày trở lại chiến khu, ông luôn sống trong sự ân hận vì đã đánh con, dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà cho con, trước lúc hi sinh,ông tập trung sức lực cuối cùng nhờ bạn trao cây lược cho con tình cha con bất tử.
 ( Dẫn chứng)
 1 điểm
1 điểm
3 điểm
3 điểm
III. KẾT BÀI:
-Khẳng định lời nhận định trên đánh giá rất chính xác giá trị tư tưởng của tác phẩm.
- Liên hệ: trân trọng tình cảm gia đình hiện có.
2 điểm
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt, đánh giá cao những bài viết sáng tạo, độc đáo.
 ------HẾT------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thcs_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_n.doc