Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Câu 2 ( 1,0 điểm):
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay đã có tác động như thế nào đến cuộc sống con người và xu thế toàn cầu hóa của thế giới?
Câu 3 (2,5 điểm):
Trình bày khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá con đường cách mạng vô sản về nước trong những năm 1921 - 1928. Quá trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á? Câu 2 ( 1,0 điểm): Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay đã có tác động như thế nào đến cuộc sống con người và xu thế toàn cầu hóa của thế giới? Câu 3 (2,5 điểm): Trình bày khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá con đường cách mạng vô sản về nước trong những năm 1921 - 1928. Quá trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930? Câu 4 (2,0 điểm): Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946 có những nội dung cơ bản nào? Tại sao cách mạng Việt Nam phải thực hiện kháng chiến trường kỳ? Thực dân Pháp chấp nhận đánh lâu dài với ta ở thời gian nào? Câu 5 (2,5 điểm): Trong Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9/1953, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công Đông Xuân từ tháng 12 năm 1953 đến tháng 2 năm 1954. -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh.........................................Số báo danh....................................................... Chữ ký của giám thị I........................................Chữ ký của giám thị II................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25 Đáp án và thang điểm Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2 điểm): Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á? 1 Hoàn cảnh đưa đến sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 0,75 - Trước năm 1991, sự phát triển của ASEAN còn nhiều hạn chế. 0,25 - Từ năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang thời kỳ đối thoại, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong khu vực 0,25 - Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết đã giúp cho tình hình chính trị trong khu vực được cải thiện rõ rệt, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ASEAN. 0,25 2 Sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 0,75 - Từ năm 1992 đến năm 1999, ASEAN phát triển từ ASEAN 6 lên ASEAN 10 (với sự gia nhập của Việt Nam (1995), Lào, Mianmar (1997) và Cam-pu-chia (1999) 0,25 - Cùng với sự thống nhất khu vực, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. Năm 1992, ASEAN quyết định xây dựng AFTA; năm 1994 ASEAN lập diễn đàn an ninh khu vực (ARF).Từ đó đến nay, ASEAN ngày càng phát triển. 0,5 3 Giải thích sư phát triển của ASEAN giai đoạn này đã mở ra một chương mới . 0,5 0,25 0,25 Câu 2 (1,0 điểm): Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay đã có tác động như thế nào đến cuộc sống con người và xu thế toàn cầu hóa của thế giới? 1 Tác động tích cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến cuộc sống con người 0.5 - Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. 0,25 - Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động .. 0,25 2 Tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến cuộc sống con người: Nạn ô nhiểm môi trường; tai nạn giao thông; hệ thống vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.luôn đặt xã hội loài người trước nhiều nguy cơ 0,25 3 Cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động thúc đẩy xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa của thế giới. Những thành tựu của cách mạng KHKT đã thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển; Cách mạng KHKT thúc đẩy các nước hòa nhập, hợp tác để phát triển; Nhiều phát minh của cách mạng KHKT đã thúc đẩy sựu kết nối quốc tế và rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục từ đó, thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn. 0,25 Câu 3 (2,5 điểm): Trình bày khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá con đường cách mạng vô sản về nước trong những năm 1921 - 1928. Quá trình đó có ? 1 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1921 - 1924) 1.0 - Năm 1921, tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” nhằm đoàn kết các dân tộc trong đấu tranh chống đế quốc. 0,25 - Thông qua sách báo (Người cùng khổ; Nhân đạo; Bản án chế độ thực dân Pháp) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tới các dân tộc thuộc địa trên thế giới và bước đầu các tài liệu được đưa về Việt Nam. 0,25 - Từ năm 1923 - 1924, Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, góp phần thúc đẩy khối liên minh công nông phát triển trong cách mạng thế giới và kết nối quan hệ giữa phong trào cách mạng vô sản ở thuộc địa với phong trào cách mạng vô sản trên thế giới. 0,25 - Thông qua những hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị nền tảng cho quá trình truyền bá con đường cách mạng vô sản về nước. 0,25 2 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1925 - 1928) 1.0 - Từ năm 1925 đến 1927: Thiết lập Cộng sản Đoàn, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; Mở các khóa huấn luyện chính trị; In Đường Cách mệnh., truyền bá trực tiếp con đường cách mạng vô sản cho những thanh niên yêu nước Việt Nam, tạo nên những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. 0,5 - Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào “vô sản hóa”, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh 0,25 - Kết quả là phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929. 0,25 3 Ý nghĩa đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 0,5 - Quá trình hoạt động truyền bá con đường cách mạng vô sản về nước của Nguyễn Ái Quốc đã được thực hiện từ gián tiếp đến trực tiếp: từ thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển, tạo chỗ dựa cho cách mạng Việt Nam đến đưa cách mạng Việt Nam phát triển trong lòng cách mạng thế giới. 0,25 - Những hoạt động trên đã chuẩn bị cả về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 Câu 4 ( 2,0 điểm ): Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946 có những nội dung cơ bản nào? Tại sao cách mạng Việt Nam phải thực hiện kháng chiến trường kỳ? Thực dân Pháp chấp nhận đánh lâu dài với ta ở thời gian nào? 1 Nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến 1,0 - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng năm 1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh năm 1947: 0,25 - Nội dung cơ bản là thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0,25 - Phân tích những nét cơ bản: Tính chất cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa. Trong bối cảnh tương quan lực lượng chênh lệch, ta phải thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh của cả dân tộc, kháng chiến trên tất cả các mặt trận () và phải thực hiện lâu dài, dựa vào sức mình là chính. 0,5 2 Giải thích tại sao cách mạng Việt Nam phải thực hiện kháng chiến trường kỳ 0.5 - Trong thế tương quan lực lượng chênh lệch, thực dân Pháp thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, Đảng ta thực hiện chủ trương kháng chiến trường kỳ, vừa kháng chiến, vừa xây dựng và phát triển lực lượng. 0,25 - Đánh lâu dài để biến cái yếu của ta về vật chất thành cái mạnh của ta và biến cái mạnh về vật chất của Pháp thành cái yếu của Pháp, từ đó khơi sâu thêm cái yếu về tinh thần của chúng, từng bước đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. 0,25 3 Thực dân Pháp chấp nhận đánh lâu dài với ta ở thời gian nào 0,5 - Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp ngày càng khó khăn hơn về tài chính, không thể tiếp tục thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh được nữa. 0,25 - Từ năm 1950, Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve, nhằm cô lập, bao vây Việt Bắc, trên cơ sở đó thực hiện tấn công Việt Bắc. Đó là sự chấp nhận đánh lâu dài của Pháp và cũng là một bước lùi về chiến lược của Pháp trên chiến trường Việt Nam. 0,25 Câu 5 (2,5 điểm). Trong Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9/1953, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công Đông Xuân từ tháng 12 năm 1953 đến tháng 2 năm 1954. 1 Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954 của Đảng 0.5 - Năm 1953, Pháp đưa ra kế hoạch Na-va nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh với 2 bước. (Nhấn mạnh bước 1: Pháp tập trung 44/84 tiểu đoàn chủ lực tại đồng bằng Bắc Bộ) 0,25 - Kế hoạch tác chiến của Đảng ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: Tập trung quân chủ lực, mở những cuộc tiến công vào những vùng có vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm buộc Pháp phải phân tán lực lượng 0,25 2 Diễn biến của cuộc tiến công Đông Xuân 1.0 - Đầu tháng 12/1953, quân ta mở chiến dịch tấn công lên tây Bắc, giải phóng Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên trấn giữ Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. 0,5 - Cũng trong đầu tháng 2/1953, liên quân Việt Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, biến Xê-nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch. 0,25 - Cuối tháng 1/1954, quân ta phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào, mở chiến dịch Thượng Lào.... Luông-pha-bang trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp. 0,5 - Đầu tháng 2/1954, quân ta mở chiến dịch Tây Nguyên,Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của Pháp. 0,25 3 Kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công Đông Xuân 0,5 - Kết quả: Đến đầu tháng 2/1954, lực lượng quan chủ lực của Pháp trên chiến trường Đông Dương đã bị phân tán thành nhiều hướng, đẩy Pháp chìm sâu hơn trong thế bị động trên chiến trường. 0,25 - Ý nghĩa: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 của quân ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na - va của Pháp - Mỹ, mở đường đưa cách mạng Việt Nam đến điểm hẹn lịch sử Điện Biên Phủ. 0,25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_thcs_mon_lich_su_nam_ho.doc