Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 THCS - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 2 (2 điểm)
2.1. Cho biết hiện tượng trong các thí nghiệm sau và giải thích.
a. Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng, sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ rồi cho vào một mẩu giấy quỳ tím.
b. Cho CuSO4 khan vào cồn 960.
c. Cho dung dịch Br2 loãng vào benzen và khuấy đều.
d. Ống nghiệm A đựng hỗn hợp rượu etylic, axit axetic, H2SO4 đặc. Đun sôi ống nghiệm A một thời gian,
phần hơi thoát ra được dẫn vào ống nghiệm B rồi ngưng tụ. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B.
2.2. Chất hữu cơ X thành phần có các nguyên tố C, H, O có MX = 90.
Cho 9,0 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit khí (đktc).
Cho 9,0 gam X tác dụng NaHCO3 dư thu được 2,24 lit khí (đktc). Xác định công thức cấu tạo chất X.
Câu 3 (2 điểm)
3.1. Khi làm lạnh 256,6 gam dung dịch bão hòa muối M2SO4 (M là kim loại kiềm) từ nhiệt độ t1 xuống nhiệt độ t2 thì có 98,85 gam tinh thể M2SO4.nH2O (n là số nguyên thỏa mãn điều kiện 7 < n < 12) tách ra. Tìm công thức phân tử của muối M2SO4.nH2O. Biết độ tan (g/100g nước) của muối M2SO4 ở nhiệt độ t1 là 28,3g và ở nhiệt độ t2 là 9,0g.
3.2. Hỗn hợp X gồm 2,0 mol hiđrocacbon A và 11,0 mol oxi (oxi lấy dư). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sản phẩm cháy sau khi làm lạnh thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 19. Tìm công thức phân tử của A.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 THCS - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề này gồm 05 câu, 01 trang) KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2015 Câu 1 (2 điểm) 1.1. Hãy xác định các chất: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J thỏa mãn các chuyển hóa sau và viết phương trình hóa học thực hiện các chuyển hóa đó (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). (1) (A) + (B) (C) + (D) (2) (C) + (E) Cu + (F) (3) (F) + (G) FeCl3 (4) FeCl3 + (C) FeCl2 (5) FeCl2 + (H) (I) + NaCl (6) (I) + (J) + (D) Fe(OH)3 (7) Fe(OH)3 (A) + (D) 1.2. Được dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ riêng biệt: Na2O, CaO, Al2O3, MgO, NaCl, NaHCO3. Câu 2 (2 điểm) 2.1. Cho biết hiện tượng trong các thí nghiệm sau và giải thích. a. Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng, sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ rồi cho vào một mẩu giấy quỳ tím. b. Cho CuSO4 khan vào cồn 960. c. Cho dung dịch Br2 loãng vào benzen và khuấy đều. d. Ống nghiệm A đựng hỗn hợp rượu etylic, axit axetic, H2SO4 đặc. Đun sôi ống nghiệm A một thời gian, phần hơi thoát ra được dẫn vào ống nghiệm B rồi ngưng tụ. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B. 2.2. Chất hữu cơ X thành phần có các nguyên tố C, H, O có MX = 90. Cho 9,0 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit khí (đktc). Cho 9,0 gam X tác dụng NaHCO3 dư thu được 2,24 lit khí (đktc). Xác định công thức cấu tạo chất X. Câu 3 (2 điểm) 3.1. Khi làm lạnh 256,6 gam dung dịch bão hòa muối M2SO4 (M là kim loại kiềm) từ nhiệt độ t1 xuống nhiệt độ t2 thì có 98,85 gam tinh thể M2SO4.nH2O (n là số nguyên thỏa mãn điều kiện 7 < n < 12) tách ra. Tìm công thức phân tử của muối M2SO4.nH2O. Biết độ tan (g/100g nước) của muối M2SO4 ở nhiệt độ t1 là 28,3g và ở nhiệt độ t2 là 9,0g. 3.2. Hỗn hợp X gồm 2,0 mol hiđrocacbon A và 11,0 mol oxi (oxi lấy dư). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sản phẩm cháy sau khi làm lạnh thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 19. Tìm công thức phân tử của A. Câu 4 (2 điểm) 4.1. Cho 12,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Zn phản ứng với 400ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư rồi lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 196,4 gam chất rắn E. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 4.2. Cho 29,9 gam hỗn hợp A gồm kim loại M, oxit M2O, và muối M2CO3. Hòa tan hoàn toàn A vào nước thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch H2SO4 1M thu được khí C. Hấp thụ toàn bộ khí C trong 200ml dung dịch Ca(OH)2 0,35M thu được 4 gam kết tủa trắng và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D lại thấy xuất hiện kết tủa. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các chất trong A. Câu 5 (2 điểm) Hỗn hợp X gồm (metan, etilen, axetilen và H2) trong đó số mol metan bằng số mol etilen. Cho 10,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy làm mất màu 80 gam brom. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,84 lit (đktc) hỗn hợp X cần dùng 12,88 lit O2 (đktc). 5.1. Tính phần trăm thể tích từng khí trong hỗn hợp X 5.2. Cho 10,2 gam hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm (CH4, C2H6, C2H4, C2H2, H2). Cho Y đi qua dung dịch Br2 dư, sau phản ứng khối lượng bình Br2 tăng 7,28 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 là 7,3. Tính số mol Br2 tham gia phản ứng trong thí nghiệm này. (Cho: Ba=137; Br=80; C=12; Cl=35,5; H=1; K=39; Li=7; Mg=24; Na=23; O=16; S=32; Zn=65; Fe=56) Họ và tên thí sinh: ..Số báo danh: Giám thị coi thi số 1:.. Giám thị coi thi số 2: .. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN THI : HÓA HỌC ( Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 06 trang) Câu Đáp án Điểm 1 1.1 A: Fe2O3; B: H2; C: Fe; D: H2O; E: CuCl2; F: FeCl2; G: Cl2; H: NaOH; I: Fe(OH)2; J: O2 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O Fe + CuCl2 Cu + FeCl2 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 2FeCl3 + Fe 3FeCl2 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 1.2 Dùng nước làm thuốc thử. Cho H2O vào các mẫu thử: + nếu mẫu thử tan, tạo dung dịch không màu và có hiện tượng tỏa nhiệt thì mẫu thử đó là Na2O Na2O + H2O → NaOH + Nếu mẫu thử có phản ứng, tỏa nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng tan ít trong nước=> CaO CaO + H2O → Ca(OH)2 0,25 + Các mẫu không tan trong nước là Al2O3, MgO (nhóm A) +Các mẫu thử tan, tạo dung dịch không màu nhưng không có hiện tượng tỏa nhiệt NaCl, NaHCO3 (nhóm B) 0,25 + Lấy một ít dung dịch NaOH thu được ở trên làm thuốc thử, cho lần lượt vào các mãu thuộc nhóm A, nếu mẫu nào tan => Mẫu đó là Al2O3 Mẫu còn lại là MgO 0,25 + Lấy Ca(OH)2 hòa tan vào nước, lọc lấy nước trong để làm thuốc thử nhận biết các chất thuộc nhóm B, nếu có hiện tượng tạo kết tủa trắng thì mẫu thuộc nhóm B là NaHCO3 Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O ( hoặc Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O ) Mẫu không có phản ứng là dung dịch NaCl 0,25 2 2.1 a. Khi đưa ra ngoài ánh sáng, màu vàng nhạt của clo nhạt dần, giấy quỳ chuyển sang màu đỏ ( Có thể xuất hiện hiện tượng mất màu giấy quỳ tím) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 0,25 b. CuSO4 khan có màu trắng sẽ chuyển sang màu xanh, do CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O 0,25 c. Cho dung dịch Br2 loãng vào benzen và khuấy đều, có hiện tượng tách thành 2 lớp, lớp trên chứa benzen và Br2 ( lớp này có màu da cam (hoặc đỏ nâu) do Br2 tan tốt trong benzen) Lớp dưới là lớp nước không màu 0,25 d. Hiện tượng: axit axetic tác dụng rượu etylic tạo ra etyl axetat là một chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước và có hiện tượng tách lớp. 0,25 2.2 nX = 9/90 = 0,1 mol Cho 0,1 mol X tác dụng với NaHCO3 thì thu được 0,1 mol CO2 nX= X có 1 nhóm –COOH 0,25 Cho X tác dụng với Na dư có nX= X ngoài việc có 1 nhóm COOH còn có 1 nhóm OH. 0,25 Vậy X có dạng HO-R-COOH. MX = R+ 62 = 90 R= 28. Rlà C2H4 0,25 Vậy công thức của X là: HO-CH2-CH2-COOH hoặc CH3-CHOH-COOH 0,25 3 3.1 Ở nhiệt độ t1 cứ 28,3 g M2SO4 tan trong 100g nước tạo thành 128,3g dd M2SO4 bão hòa Vậy x g M2SO4 tan trong y g nước tạo thành 256,6 g dd M2SO4 bão hòa 0,25 Đặt số mol M2SO4.nH2O được tách ra khi hạ nhiệt độ từ nhiệt độ t1 xuống nhiệt độ t2 là Khối lượng nước tách ra khỏi dd là 18.a.n (g) Khối lượng M2SO4 còn lại trong dung dịch là 56,6 – a(2M + 96) (g) Khối lượng nước còn lại trong dd là 200 – 18.a.n (g) 0,25 Vì độ tan của M2SO4 ở nhiệt độ t2 là 9,0g/100g nước nên ta có: Theo bài ra khối lượng M2SO4.nH2O tách ra là 98,85 g (2M + 96 + 18n)a = 98,85 (II) Lấy (I) chia cho (II) ta được: 0,25 Vì M là kim loại kiềm và 7 < n < 12 nên ta có: n 8 9 10 11 M 8,8 15,9 22,95 30,1 Vậy M là Na và công thức muối cần tìm là Na2SO4.10H2O 0,25 3.2 Gọi công thức phân tử của A là CxHy ( ) PTHH: CxHy + O2 xCO2 + H2O Số mol ban đầu: 2 11 Số mol pư: 2 2. 2x y Số mol sau pư: 11 - 2. 2x y Hỗn hợp khí Y thu được sau khi làm lạnh có O2 dư và CO2 0,25 0,25 , suy ra tỉ lệ Suy ra: 0,25 Ta có bảng: x 1 2 3 y 14 (loại) 6 ( thỏa mãn) - 2 ( loại) Vậy CTPT của A là C2H6. 0,25 4 4.1 PTHH Mg(r) + 2HCl(dd) MgCl2(dd) + H2(k) (1) Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2(k) (2) Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k) (3) Mg(r) + H2SO4(dd) MgSO4(dd) + H2(k) (4) Zn(r) + H2SO4(dd) ZnSO4 (dd) + H2(k) (5) Fe(r) + H2SO4(dd) FeSO4(dd) + H2(k) (6) nHCl = 1 x 0,4 = 0,4 (mol) Ta có tổng số mol nguyên tử H trong axit là 2 mol Số mol nguyên tử H trong H2 là 2.= 0,6 Vậy trong dung dịch Y vẫn còn axit dư. 0,25 Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 dư: Ba(OH)2 (dd) + 2HCl(dd) BaCl2(dd) + 2H2O(l) (7) Ba(OH)2 (dd) + H2SO4(dd) BaSO4(dd) + 2H2O(l) (8) 2Ba(OH)2 (dd) + ZnSO4(dd) BaZnO2(dd) + BaSO4(dd) + 2H2O(l) (9) 2Ba(OH)2 (dd) + ZnCl2(dd) BaZnO2(dd) + BaCl2(dd) + 2H2O(l) (10) Ba(OH)2 (dd) + FeSO4(dd) Fe(OH)2(r) + BaSO4(dd) (11) Ba(OH)2 (dd) + FeCl2(dd) Fe(OH)2(r) + BaCl2(dd (12) Ba(OH)2 (dd) + MgSO4(dd) Mg(OH)2(r) + BaSO4(dd) (13) Ba(OH)2 (dd) + MgCl2(dd) Mg(OH)2(r) + BaCl2(dd) (14) 4Fe(OH)2(r) + O2(k) 2Fe2O3(r) + 4H2O(h) (15) Mg(OH)2(r) MgO(r) + H2O(h) (16) 0,25 Gọi a, b, c lần lượt là số mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe trong 12,9 gam hỗn hợp ban đầu ( a, b, c > 0) Ta có: 24a + 65b + 56c = 12,9 (I) Vì axit dư kim loại pứ hết. Theo PT ( 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) nkim loại = n hidro = 0,3 (mol) hay a + b + c = 0,3 (II) Theo các phương trình 1, 4, 13, 14, 16: nMgO = nMg = a (mol) Theo các phương trình: 3, 6, 11, 12, 15: Theo các phương trình 4, 5, 6, 8, 9, 11, 13 Ta có khối lượng chất rắn E bằng 196,4 g 40a + 160.0,5c + 0,8.233 = 196,4 (g) hay 40a + 80c = 10 (III) Kết hợp I, II, III ta có hệ: 0,25 Giải hệ ta được: a = 0,15; b = 0,1; c = 0,05. Khối lượng mỗi chất là: mMg = 3,6 (g); mZn = 6,5 (g); mFe = 2,8 (g) 0,25 4.2 Đ ặt khối lượng mol của kim loại M là M ( gam ) Đ ặt số mol M, M2O, M2CO3 trong 29,9 gam h ỗn h ợp A lần lượt là x, y, z. (đk: x,y,z > 0) Theo bài ra ta c ó pt: Mx + ( 2M + 16)y + (2M + 60)z = 29,9 (I) 0,25 Hỗn hợp A + H2O 2 M + 2H2O 2 M(OH) + H2 (1) x x ( Mol) M2O + H2O 2MOH (2) y 2y ( Mol) Dung dịch B gồm: MOH: x + 2y (Mol) Và M2CO3: z (Mol) Số mol H2SO4: n H2SO4 = 1.0,45= 0,45(mol) Phương trình p/ư: 2MOH + H2SO4 M2SO4 + 2H2O (3) x + 2y (x+2y)/2 M2CO3 + H2SO4 M2SO4 + CO2 + 2H2O (4) z z z ( Mol) Theo PT (3),(4) ta có : => x + 2y + 2z = 0,9 (II) 0,25 Khí C: l à CO2 = z (mol) nCa(OH)2 = 0,2.0,35 = 0,07 (mol) Vì khi hấp thụ toàn bộ khí C trong 200ml dung dịch Ca(OH)2 0,35M thu được 4 gam kết tủa trắng và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D lại thấy xuất hiện kết tủa nên xảy ra các pư sau: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (6) 0,04 0,04 0,04 mol 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 (7) 0,06 0,03 mol => z = 0,1( mol)(III) T ừ (I), (II), (III) ta có: Thế ( III) vào (I), (II) ta được: ( II/) => 2y = 0,7 - x thế vào ( I/) ta được: 0,9 M - 8x = 18,3 => x= Từ ( II / ) => 0 < x < 0,7 => 0< <0,7 => 20,33 M là Na. M= 23 (gam) 0,25 Thay M= 23 vào HPT ta tìm được x = 0,3 (mol) => %Na = .100 = 23,07( %) y = 0,2 (mol) => % Na2O = = 41,5(%) z = 0,1 (mol) => % Na2CO3 = 35,43(%) 0,25 5 5.1 a) nBr2 = 0,5 mol; nO2 = 0,575 mol C2H4 + Br2 → C2H4Br2 Mol x x C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 Mol y 2y Đặt số mol các chất trong 10,2 gam hỗn hợp X lần lượt là: CH4 = x (mol); C2H4 =x; C2H2 = y; H2 = z . Ta có: mX = 44x + 26y + 2z = 10,2 gam (1) Từ ptpu (2) 0,25 Vì cùng xuất phát từ hỗn hợp X nên tỉ lệ mol các chất trong 7,84 lit hỗn hợp X (hay 0,35 mol) cũng bằng tỉ lệ các chất trong 10,2 gam hỗn hợp X Do đó số mol các chất trong 0,35 mol hỗn hợp X lần lượt là: CH4 = kx (mol); C2H4 =kx; C2H2 = ky; H2 = kz . Vậy nhh= 2kx + ky + kz = 0,35 mol. (3) Đốt 0,35 mol hỗn hợp cần 0,575 mol O2 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O Mol kx 2kx C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O Mol kx 3kx C2H2 + O2 → 2CO2 + H2O Mol ky 2,5ky H2 + O2 → H2O Mol kz 0,5kz Từ các pt(3), (4), (5), (6) ta có: 0,575 (4) 0,25 Lấy (3) chia (4): Hay 24x + 12y – 16z = 0 (5) Kết hợp (1), (2), (5) ta được: x = 0,1; y=0,2; z=0,3 0,25 Vậy phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X là: 0,25 5.2 b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mY = mX = 10,2 gam Cho Y qua dung dịch Br2 dư thì khí bị hấp thụ bởi dung dịch Br2 là C2H4 và C2H2 Khối lượng bình Br2 tăng đúng bằng tổng khối lượng C2H4 và C2H2 bị hấp thụ Khí Z đi ra khỏi dung dịch Br2 có CH4 (0,1 mol), C2H6 (a mol) và H2 dư (b mol) mZ = mY – m2 khí bị hấp thụ = 10,2- 7,28 = 2,92 gam 0,1.16+ 30a + 2b = 2,92 hay 30a + 2b = 1,32 (6) 0,25 7,3.2=14,6 0,1 + a +b = 0,2 hay a+ b = 0,1 (7) Giải (6),(7) a = 0,04; b= 0,06 0,25 Vậy số mol H2 dư = b = 0,06 mol Số mol H2 đã phản ứng = 0,3- 0,06 = 0,24 mol Số liên kết không bền trong hỗn hợp X đã bị đứt ra = số mol H2 phản ứng = 0,24 mol Mà trong 10,2 gam hỗn hợp ban đầu: Tổng số mol liên kết không bền trong X = = 0,1 + 2.0,2 =0,5 Tổng số mol liên kết không bền trong Y = Tổng liên kết không bền trong X – liên kết không bền bị đứt trong phản ứng với H2=0,5- 0,24= 0,26 mol = Tổng số mol liên kết không bền trong Y = 0,26 mol 0,5 - Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tương đương
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_thcs_nam_ho.doc