Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2.0 điểm ):

Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Những nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á luôn là mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc trong nhiều thập kỷ ở thế kỷ XX?

Câu 2 (2.0 điểm):

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với Liên Xô, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau năm 1945? Bài học kinh nghiệm cho thế giới từ thực tế đó?

Câu 3 (2.0 điểm):

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Hãy xác định và giải thích những sự kiện đã đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

doc 5 trang Anh Hoàng 01/06/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
 Ngày thi 24/3/2015
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm ):
Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Những nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á luôn là mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc trong nhiều thập kỷ ở thế kỷ XX?
Câu 2 (2.0 điểm):
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với Liên Xô, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau năm 1945? Bài học kinh nghiệm cho thế giới từ thực tế đó?
Câu 3 (2.0 điểm):
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Hãy xác định và giải thích những sự kiện đã đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.
Câu 4 (2.0 điểm):
Quá trình chuẩn bị về lực lượng chính trị của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941 - 1945 được diễn ra như thế nào? Vai trò quan trọng nhất của sự chuẩn bị đó đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Câu 5 (2.0 điểm):
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh Việt Nam đứng trước tình thế ‘‘ngàn cân treo sợi tóc’’:
a. Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã khắc phục những khó khăn từ trong nước như thế nào? 
b. Yếu tố quyết định để đạt được những thành quả cách mạng đó là gì? Bài học kinh nghiệm cho đất nước ta hiện nay?
---------------Hết---------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ
(Đáp án gồm 03 trang)
II. BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Những nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á luôn là mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc trong nhiều thập kỷ ở thế kỷ XX?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Những nét chính về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945
1,25
- Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
0,25
- Năm 1945, trước thời cơ Nhật đầu hàng, các nước Đông Nam Á nhanh chóng giành chính quyền.
0,25
- Ngay sau đó, các nước Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược Đông Nam Á, các nước này lại tiếp tục phải kháng chiến Thập kỷ 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập.
0,25
- Từ giữa những năm 50, Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á bằng hai con đường.
0,25
- Năm 1975, các nước Đông Nam Á giành độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình.
0,25
2
Những nguyên nhân khiến Đông Nam Á luôn là mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc
0,75
- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa các châu lục, án ngữ con đường biển huyết mạch của thế giới.. 
0,25
- Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn nhân lực dồi dào
0,25
- Đầu thế kỷ XX, khi các nước đế quốc có nhu cầu về thuộc địa thì các nước Đông Nam Á vẫn đang trong tình trạng lạc hậu.Thập kỷ 50 của thế kỷ XX, do sự phát triển theo hai con đường nên Đông Nam Á trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của hai phe TBCN và CNXH.
0,25
Câu 2 (2.0 điểm): Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với Liên Xô, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau năm 1945? Bài học kinh nghiệm cho thế giới từ thực tế đó?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II đối với Liên Xô, Nhật Bản và các nước Tây Âu
1,5
- Mặc dù là nước thắng trận, nhưng Liên Xô đã chịu những tổn thất nặng nề: Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc và gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy Chiến tranh đã làm Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
0,5
- Nhật Bản là nước bại trận. Sau chiến tranh, Nhật Bản mất hết thuộc địa; bị tàn phá nặng nề. khiến cho đất nước chìm ngập trong khó khăn. ; Phải lệ thuộc vào Mỹ.
0,5
- Các nước Tây Âu tham chiến (Tây Đức; Anh; Pháp ; Ý..) đều bị tàn phá nặng nề hoặc tổn thất nghiêm trọng. Sau chiến tranh, các nước này đều mắc nợ; kinh tế sa sút. ; Phải lệ thuộc vào Mỹ.
0,5
2
Bài học kinh nghiệm cho thế giới
0,5
- Các nước tham chiến dù thắng trận hay bại trận đều bị thiệt hại nặng nề.
0,25
- Cần phải giải quyết mọi tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa bình.
0,25
Câu 3 (2.0 điểm): Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Hãy xác định và giải thích những sự kiện đã đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Hoàn cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
0,5
- Đất nước bị nô lệ, nhân dân lầm than. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt
0,25
- Cách mạng Việt Nam đang chìm trong bế tắc, các phong trào đấu tranh chống Pháp đều thất bại..Lịch sử dân tộc đặt ra nhu cầu cấp thiết về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo
0,25
2
Những sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác là tháng 7.1920 và tháng 12.1920
0,5
3
Giải thích 
1,0
- Tháng 7/1920, sau 10 năm hoạt động .Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin, Người xác định đó chính là con đượng đi cho dân tộc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc- con đường cách mạng vô sản
0,5
- Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua; bỏ phiếu tán thành và gia nhập Quốc tế thứ ba; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt cách mạng của Người: Từ yêu nước trở thành người Cộng sản; từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin
0,5
Câu 4 (2.0 điểm): Quá trình chuẩn bị về lực lượng chính trị của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941 - 1945 được diễn ra như thế nào? Vai trò quan trọng nhất của sự chuẩn bị đó đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Quá trình chuẩn bị về lực lượng chính trị của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941 - 1945
1,5
- Trong Hội nghị 8, cùng với chủ trương giải phóng các dân tộc trong phạm vi từng nước; chuẩn bị toàn diện về mọi mặt để sẵn sàng đợi thời cơ Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh bao gồm các Hội Cứu quốc
0,25
- Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh được thành lập với mục tiêu đoàn kết hết thảy đồng bào Việt Nam yêu nướccùng đấu tranh giải phóng dân tộc.
0,25
- Từ năm 1941 đến năm 1942, Mặt trận Việt Minh phát triển ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng SơnỦy ban Việt Minh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập
0,25
- Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng thành lập 19 ban xung phong ‘Nam tiến’’ để phát triển tổ chức về các tỉnh miền xuôi
0,25
- Trong quá trình xây dựng lực chính trị, Đảng luôn tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc.
0,25
- Đến đầu năm 1945, Mặt trận Việt Minh đã phát triển trên cả nước, thống nhất sức mạnh của cả dân tộc, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền
0,25
2
Vai trò quan trọng nhất của sự chuẩn bị đó đối với cách mạng Việt Nam
0,5
Vai trò quan trọng nhất của sự chuẩn bị lực lượng chính trị này là đã kết nối sức mạnh của cả dân tộc trong một khối thống nhất: Mặt trận Việt Minh để sẵn sàng đón đợi và chớp thời cơ giành chính quyền.
0,5
Câu 5 (2.0 điểm):
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh Việt Nam đứng trước tình thế ‘‘ngàn cân treo sợi tóc’’:
a. Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã khắc phục những khó khăn từ trong nước như thế nào? 
b. Yếu tố quyết định để đạt được những thành quả cách mạng đó là gì? Bài học kinh nghiệm cho đất nước ta hiện nay?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Hoàn cảnh đất nước .
0,5
- Trước nhiều khó khăn: Kẻ thù bao vây tứ phía nhưng ngân sách trống rỗng, tài chính kiệt quệ, nạn đói tràn lan, trình độ dân trí thấp, nhà nước cách mạng chưa được củng cố 
0,25
- Trong bối cảnh đó, để đối phó với giặc ngoài, giữ chính quyền thì trước hết phải khắc phục những khó khăn từ trong nước, xây dựng và củng cố chính quyền
0,25
2
Quá trình khắc phục những khó khăn từ trong nước sau Cách mạng tháng Tám
1,0
- Ngày 8/9/1945 Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước ; Ngày 6/1/1946 Tổng tuyển cử tự do diễn ra và thành công xây dựng Xây dựng chính quyền hợp hiến pháp của nước VNDCCH.
0,25
- Diệt giặc đói thông qua các biện pháp tích cực trước mắt và lâu dài
0,25
- Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa bằng sự nỗ lực quyết tâm của mọi tầng lớp.
0,25
- Giải quyết những khó khăn về tài chính tinh thần đoàn kết và hy sinh quyền lợi giai cấp của cả dân tộc
0,25
2
Yếu tố quyết định những thành quả cách mạng và bài học kinh nghiệm...
0,5
- Yếu tố quyết định để đạt được những thành quả cách mạng trên là tinh thần yêu nước và đoàn kết sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
0,25
- Thực tế trên đã để lại bài học kinh nghiệm cho đất nước ta hiện nay là tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết luôn là yếu tố quyết định thắng lợi đối với mọi khó khăn, thách thức của dân tộc.
0,25
Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc